Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt ngày nay, việc xây dựng một thương hiệu mạnh là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp bạn thu hút khách hàng, gia tăng doanh số và tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Thương hiệu là gì?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và các nước trên thế giới, thuật ngữ “thương hiệu” không hề xuất hiện, mà chỉ có “nhãn hiệu” (Brand). Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn không có một định nghĩa chính xác nào cho nó. Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày, thuật ngữ này vẫn thường xuyên được sử dụng với ý nghĩa tương đương với hình ảnh nhãn hiệu (Brand image) hay giá trị tài sản nhãn hiệu (Brand equity). Có thể nói, nhãn hiệu là xuất xứ, còn thương hiệu chính là đích đến. Trong bài viết này, chúng tôi xin phép được sử dụng “Brand” với ý nghĩa là “thương hiệu”.
Trong lĩnh vực Marketing, thuật ngữ “thương hiệu” thường được sử dụng khi đề cập tới các chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa của một doanh nghiệp, những điều mà khi nhắc đến sẽ khiến người tiêu dùng nhớ ngay đến công ty, sản phẩm/ dịch vụ hay cá nhân nào đó.
Thương hiệu không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình như logo, slogan.. mà còn bao gồm các yếu tố vô hình như tầm nhìn, tư duy kinh doanh, trải nghiệm khách hàng và các thông điệp được truyền tải qua quảng cáo, truyền thông. Một thương hiệu mạnh thường được xây dựng dựa trên sự đồng nhất và nhận diện dễ dàng, tạo dựng lòng tin và sự trung thành đến từ vị trí của khách hàng.
Giá trị của thương hiệu với doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu thương hiệu là gì trong marketing, doanh nghiệp cần biết thương hiệu giúp ích được gì trong lợi ích ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn của công ty mình.
Quá trình xây dựng và hình thành thương hiệu bao gồm việc đặt tên, tạo hình ảnh cho sản phẩm/ dịch vụ để tạo sự khác biệt trên thị trường. Việc này sẽ giúp sản phẩm/ dịch vụ ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng với mục tiêu là thu hút sự chú ý và duy trì mối quan hệ với họ. Quá trình này không hề dễ dàng nhưng sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích khổng lồ, bởi “thương hiệu là cái còn lại cuối cùng khi doanh nghiệp không còn gì cả”.
Thương hiệu được xem là một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại hiện đại. Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing, đại diện cho cam kết và niềm tin về sản phẩm/dịch vụ cũng như trải nghiệm của khách hàng.
Giá trị thương hiệu cũng thể hiện giá trị tài chính của thương hiệu khi được giao dịch. Để xác định giá trị thương hiệu thì các tổ chức, cá nhân cần ước lượng được giá trị thực của mình trên thị trường.
Tại sao doanh nghiệp cần quan tâm, xây dựng và phát triển thương hiệu?
Việc xây dựng thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích cho mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Đây là điều bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình lên chiến lược tiếp thị của bất cứ doanh nghiệp nào. Hãy xem việc xây dựng thương hiệu là đầu tư, chứ không phải là chi phí. Một thương hiệu với thông điệp rõ ràng, ấn tượng và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ dễ dàng thu hút và thuyết phục khách hàng hơn các thương hiệu thiếu chuyên nghiệp.
Thương hiệu giúp nhận diện doanh nghiệp
Giữa hàng trăm, hàng nghìn đối thủ trên thị trường, giữa vô vàn các sản phẩm tương tự nhau trên thị trường, làm cách nào để người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm này là của nhãn hàng nào? Đó chính là nhờ vào thương hiệu. Thương hiệu chính là một cái tên, một ký hiệu, một biểu tượng, một câu slogan hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng ghi nhớ và nhận ra đây là sản phẩm của nhãn hiệu nào.
Quá trình xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình được phong cách, hình ảnh, cá tính và sự uy tín. Một thương hiệu độc đáo và luôn biết làm mới mình sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, thu hút sự chú ý và tạo ra ưu thế trong tâm trí của khách hàng. Từ đó có thể dẫn đến tăng trưởng doanh số, mở rộng thị phần và xây dựng một vị thế vững chắc trên thị trường.
Nhờ vào sự khác biệt hóa về sản phẩm mà thương hiệu tạo ra cho doanh nghiệp trên thị trường, nhờ vậy mà người tiêu dùng biết được thương hiệu của bạn là ai và họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì những sản phẩm của các tên tuổi khác.
Thương hiệu giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác
Tâm lý người mua cũng thường có xu hướng chọn sản phẩm của những thương hiệu có tiếng hoặc ít nhất là từng nghe qua hơn những thương hiệu vô danh, chưa từng biết tới. Bởi đối với họ, thương hiệu là sự đại diện cho lời cam kết của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ và những giá trị mà họ tạo ra, những trải nghiệm họ đem tới cho khách hàng.
Không chỉ có vậy, thương hiệu giúp tạo dựng sự kết nối cảm xúc của khách hàng với doanh nghiệp. Khi khách hàng có những cảm xúc tích cực, ấn tượng tốt đẹp với thương hiệu, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đó tạo dựng nên một tệp khách hàng trung thành, ổn định trong kinh doanh.
Xem thêm: Livestream: “Vũ Khí Bí Mật” Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Thời 4.0
Khi khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp, họ sẽ tin rằng mình sẽ được doanh nghiệp này cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ. Chính vì những lý do này mà thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng lòng tin nơi khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.
Cuối cùng, đối với đối tác và các nhà đầu tư, họ rất sẵn lòng hợp tác với một thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và đầy tiềm năng phát triển. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua cách họ xây dựng và phát triển thương hiệu có thực sự chỉn chu, cẩn thận hay không. Ngược lại thương hiệu “mang tiếng xấu” rất khó để tìm được đối tác lâu dài hay kêu gọi vốn đầu tư.
Thương hiệu giúp tạo lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu càng có giá trị thì lợi thế cạnh tranh càng cao và mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển giá trị thương hiệu là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trên đường đua dài. Bởi, khi đã xây dựng thương hiệu thành công đồng nghĩa doanh nghiệp đã có số lượng lớn khách hàng trung thành nhất định và yêu mến thương hiệu.
Thương hiệu nào có đông đảo người tiêu dùng tin yêu và khách hàng trung thành nhất định thương hiệu đó đã có “vị thế” hơn hẳn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, để có được sự tín nhiệm và lòng trung thành của người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải có sự đầu tư nghiêm túc vào quá trình Branding của mình.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những Brand lớn tầm cỡ như Google, Apple, Intel, Microsoft,…lại có rất nhiều người tài giỏi, thông thái trong bộ máy nhân sự của họ không? Đơn giản đó là một thương hiệu lớn mạnh, đem lại nhiều giá trị cho người dùng và xã hội luôn có “lực hấp dẫn” nhân tài trên khắp mọi nơi. Người tài giỏi muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nơi có đủ điều kiện để họ thể hiện năng lực của mình.
Hơn nữa, những thương hiệu hùng mạnh đều có chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt dành cho nhân viên của mình. Vậy thì không có lý do gì để một nhân tài có thể từ chối môi trường làm việc tiềm năng như thế. Nhiều người tài giỏi tập hợp trong một thương hiệu lớn sẽ càng làm thương hiệu ngày càng phát triển, ngày càng tạo ra nhiều giá trị.
5 yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công
Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) bao gồm những hình ảnh sống động, trực quan, thu hút đại diện cho doanh nghiệp chứ không chỉ có Slogan hay Logo. Bộ nhận diện định vị Brand của bạn, truyền tải những thông điệp của chiến lược mọi nơi, mọi lúc mà mọi người trải nghiệm. Hệ thống nhận diện thương hiệu cần thể hiện được cá tính, sứ mệnh, tầm nhìn và định vị của Brand đó.
Một logo được thiết kế kỹ lưỡng có sức mạnh không giới hạn về truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn ngay lập tức tới tất cả những ai trải nghiệm cùng nó. Tùy mỗi doanh nghiệp với mô hình kinh doanh khác nhau, bộ nhận diện Brand sẽ có sự khác nhau và phù hợp riêng. Nhưng nhìn chung, bộ nhận diện Brand tối thiểu sẽ gồm:
- Slogan, thiết kế Logo.
- Màu sắc Brand, Font chữ được dùng thường xuyên.
- Poster truyền thông về sản phẩm, dịch vụ,…
- Các hình ảnh có vai trò tạo sự nhận diện trên các trang mạng xã hội (Cover, Avatar).
- Phong bì thư, danh thiếp, hóa đơn.
- Hệ thống lưới, tín hiệu nhận diện.
- Đồng phục, thẻ nhân viên.
- Chữ ký của Email,…
Tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu hay còn được gọi là Brand Personality, là thuật ngữ chỉ những đặc điểm nổi trội, những giá trị thương hiệu theo đuổi. Brand Personality là phần thể hiện ra ngoài nhằm định vị trong tâm trí khách hàng.
Nếu xem thương hiệu giống như con người, thì tính cách chính là cái tạo nên điểm nhấn, sự khác biệt và giúp nhận diện giữa những cá thể, những Brand khác nhau. Brand Personality sẽ bao gồm các đặc điểm đặc biệt, nổi trội của thương hiệu đó. Brand Personality được duy trì, nhận dạng bởi khách hàng trung thành. Nó là cơ sở bền vững cho mối quan hệ được hình thành giữa họ và thương hiệu sau quá trình dài trải nghiệm với thương hiệu.
Tuy không phức tạp như tính cách con người, nhưng Brand Personality cũng có thể được mô tả với một số tính từ tương đương như: năng động, uy tín, thân thiện, chân thành,…
Định vị thương hiệu
Yếu tố này giúp xác định vị trí chiếm lĩnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng trên thị trường. Để thương hiệu được định vị cao, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng bộ nhận diện chuyên nghiệp ngay từ đầu như: Tên thương hiệu, tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ, bao bì, hình ảnh, cách thức thể hiện, bảo đảm sản phẩm/dịch vụ,…
Thông thường, các thương hiệu mạnh sẽ có vị trí, định vị rõ ràng và duy nhất trên thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thương hiệu nhỏ không cần quan tâm đến định vị của mình. Chỉ cần kiên trì, thực hiện chuyên nghiệp, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng phát triển và mạnh hơn.
Ví dụ, bạn cần thống nhất phong cách, màu sắc, hình ảnh,… của thương hiệu trên tất cả các nền tảng mạng xã hội. Trên livechat của Website doanh nghiệp, bạn nên dùng những hình ảnh, thông điệp mang đậm bản sắc, tính cách doanh nghiệp.
Đồng thời, bạn cần xác định rõ ngay từ đầu mục đích, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, kế hoạch, giải pháp đạt được mục tiêu,…
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) chính là gương mặt làm đại diện cho thương hiệu để quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Họ sẽ phát ngôn các thông điệp gắn với dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cần gửi gắm tới khách hàng.
Đại sứ có thể đồng hành cùng thương hiệu trong chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp hay một giai đoạn nhất định. Mỗi lời nói, bài viết, hành vi ứng xử của đại sứ đều sẽ ảnh hưởng đến bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Brand Ambassador có vai trò rất quan trọng với các quyết định có mua sản phẩm/dịch vụ hay không của khách hàng.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn những gương mặt có tầm ảnh hưởng lớn với công chúng. Đồng thời, đại sứ cần phù hợp với thương hiệu về nhiều tiêu chí như tệp người theo dõi, phong cách,… Có như vậy, đại sứ mới có thể mang hình ảnh dịch vụ/sản phẩm tới gần hơn khách hàng theo cách phù hợp, khiến họ yêu mến, tin tưởng Brand hơn.
Văn hóa thương hiệu
Văn hóa thương hiệu (Brand Culture) là yếu tố không thể thiếu nếu muốn xây dựng một Brand mạnh và bền vững. Đây không chỉ đơn thuần như một bài phát biểu, hồ sơ năng lực khuôn mẫu, mà còn được tạo nên từ giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp tin tưởng, theo đuổi và muốn truyền tải đến khách hàng.
Brand Culture quyết định đến mọi khía cạnh liên quan Brand như Brand Personality, Brand Identity,… Văn hóa thương hiệu vững chắc sẽ giúp tạo nên nội bộ liên kết bền vững, đồng điệu cảm xúc. Đồng thời, nó giúp tạo động lực cho nhân sự làm việc hiệu quả, cống hiến trở thành những Brand Ambassador mọi nơi, mọi lúc mà doanh nghiệp không cần trả thêm phí.
Kết luận
Nói tóm lại, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một trách nhiệm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Dù biết rằng đây không phải là một công việc dễ dàng, nhưng nếu bạn áp dụng những chiến lược đúng đắn trên nền tảng những cơ sở lý thuyết ở trên, chắc chắn doanh nghiệp của bạn có thể gặt hái được những thành công và lợi ích to lớn hơn rất nhiều.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07