Livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử. Từ các doanh nghiệp đến giới nghệ sĩ, người nổi tiếng, từ người kinh doanh ở đô thị đến người nông dân… đều có thể tổ chức livestream bán hàng. Ngoài livestream bán hàng thuần túy, hiện nay đã xuất hiện cả những cuộc livestream bán hàng kéo dài tới 2 – 3 tiếng với các hoạt động âm nhạc, game và các chương trình khuyến mãi độc quyền.
Doanh nghiệp chuyển sang livestream
Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, chủ một thương hiệu kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, có trụ sở tại TP. HCM, cho biết: để chuẩn bị cho đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm, đội ngũ nhân viên công ty phải chuẩn bị cả tháng, bỏ ra chi phí đến hơn 300 triệu đồng/ngày quảng cáo trên khắp các kênh từ báo chí, mạng xã hội… thì doanh thu mới đạt được gần 1 tỷ đồng/ngày.
Thế nhưng chỉ cần hợp tác với 1 KOL bán hàng qua livestream, trong 1 phiên kéo dài 2 tiếng, doanh thu đã đạt đến 4 tỷ đồng. Tính chi phí chia hoa hồng cho KOL là 10% và một số chi phí khác chưa đến 50 triệu đồng, thì hiệu quả livestream bán hàng vượt hơn cả mong đợi.
Livestream bán hàng đang “bùng nổ” trên khắp các tỉnh thành cả nước với khoảng 2,5 triệu phiên mỗi tháng. Từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp thương hiệu lâu năm cho đến các tiểu thương ở chợ, chủ tiệm bách hóa… đều đang lao theo xu hướng bán hàng kiểu này.
Trên thực tế, thị trường livestream đang chứng kiến ngày càng nhiều những phiên bán hàng đạt doanh thu “khủng”. Chẳng hạn như phiên livestream bán hàng của Tiktoker Quyền Leo Daily cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng; phiên livestream củaVõ Hà hút đến 80.000 lượt xem trực tuyến, ước doanh số hơn 20 tỷ đồng; hay phiên livestream của Phạm Thoại bán được gần 18.000 đơn hàng chỉ trong 6 giờ…
Tại các sự kiện thương mại lớn từ đầu năm 2024 đến nay, livestream bán hàng cũng được áp dụng và thu được kết quả khả quan. Ví dụ như chương trình livestream bán hàng của chợ Bến Thành đạt doanh thu 4 tỷ đồng chỉ trong 5 ngày. Livestream bán hàng của sự kiện Xuân nghĩa tình đạt doanh thu 1,6 tỷ đồng trong3 ngày. Ngày hội mua sắm Tết TP. HCM – chợ Thủ Đức chốt được 17.000 đơn qua bán hàng livestream…
Trào lưu mua sắm
Tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024, thông tin từ khảo sát của NielsenIQ Việt Nam cho hay lượng người mua qua thương mại số đạt 57- 60 triệu lượt. Mỗi ngày có 3,5 triệu lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử. Số người mua sắm qua Internet hàng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% người tiêu dùng có ý định duy trì và tăng sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm.
Đáng chú ý, có 64% người xem livestream được thúc đẩy mua hàng ngẫu hứng nhiều hơn bình thường, 78% khách hàng biết đến sản phẩm khi xem các buổi livestream bán hàng. Có khoảng 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
Theo thông tin từ AccessTrade Việt Nam, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.
Thị trường livestream Việt Nam chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Theo thống kê trong năm 2023, trung bình người Việt dành đến 13 tiếng mỗi tuần để mua sắm qua các phiên live. Con số này cho thấy phương thức livestream đang dần trở nên quen thuộc đối với tiêu dùng Việt Nam.
Cần hoàn thiện pháp lý
Thời gian qua, nhiều vấn đề được các cơ quan quản lý nêu ra đối với nghĩa vụ thuế liên quan đến livestream bán hàng và tiếp thị liên kết. Các chuyên gia thương mại điện tử cho rằng, livestream bán hàng về cơ bản chính là tiếp thị liên kết, khi người bán không trực tiếp bỏ vốn ra mua sản phẩm, cũng như không cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nếu như người bán chưa đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, cá nhân có thu nhập từ tiền hoa hồng môi giới; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác… được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Với mức thuế suất tăng dần này, người có phần thu nhập tính thuế ở mức nào sẽ nộp thuế tương ứng với thuế suất ở mức đó. Đối với trường hợp các hộ kinh doanh gia đình, thực hiện các hoạt động bán hàng và có phát sinh doanh thu khai nộp thuế theo mức thuế 7%, gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân.
Livestream Talkshow cùng Influencer: Bí quyết “vàng” để bùng nổ tương tác
Xem thêm: Livestream Talkshow cùng Influencer: Bí quyết “vàng” để bùng nổ tương tác
Cần có biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online
Theo các chuyên gia, livestream bán hàng trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển bởi các sàn thương mại điện tử đã vào giai đoạn ổn định, có hệ thống chính sách rõ ràng. Nếu các doanh nghiệp, tiểu thương biết tận dụng cơ hội, thay đổi tư duy, có chiến lược kinh doanh mới thích nghi với thời cuộc sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, để kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trên các chợ bán hàng online vẫn là vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng. Trong khi hàng hóa bán trên chợ online rất phong phú, như: bánh kẹo, rượu, hoa quả, giỏ quà tặng, thực phẩm tươi sống đến chế biến sẵn hay gia vị khô được người bán đăng tải công khai, chào mời với những cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng thực tế người tiêu dùng cũng chỉ mua bán “bằng niềm tin”.
Đặc biệt, nhiều mặt hàng được chào bán dưới mác quà quê, đặc sản vùng miền kèm những lời mời chào như: “Tiện chuyến về quê, em gom giò bê Nghệ An hay xúc xích, lạp sườn Sơn La, gà đồi Phú Thọ… hay “Sale mạnh hàng đồ uống phục vụ Tết, bia Bỉ, vang Pháp… giá hợp lý, các bác cứ lấy cả thùng về dùng dần…”.
Những cửa hàng bán hàng chính liệu có bị thay thế?
Mặc dù hình thức livestream bán hàng nổi lên rất nhanh, nhiều người cũng đặt ra nghi vấn liệu sau này các cửa hàng truyền thống có dần phải đóng cửa và thay thế khi người bán hàng chỉ việc ngồi một chỗ, đối diện với chiếc màn hình điện thoại và “chốt đơn”?
Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, hình thức bán hàng này vẫn gặp những trở ngại. Theo ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc marketing Haravan (công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử và bán lẻ), livestream bán hàng đang tăng trưởng nóng nhưng đi kèm là tỉ lệ hàng bị trả lại rất cao, ước tính khoảng 30%, nhất là hình thức thanh toán COD (nhận hàng trả tiền) còn đang phổ biến.
“Hàng hoàn lại gây thiệt hại cho nhà bán. Mỗi đơn hàng bị hoàn lỗ từ 30.000 – 50.000 đồng do chi phí vận chuyển 2 chiều, chi phí đóng gói chưa kể hàng hóa bị hư hỏng, xuống cấp. Đây là “ác mộng” của người bán vì nếu không khéo quản lý thì sẽ bị lỗ dù nhìn qua có vẻ rất đắt hàng”, ông Nguyễn Mạnh Tấn nhìn nhận.
Thuê phòng Livestream tại FASTTECH 247 – Hỗ trợ kịch bản chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí
Để có một buổi livestream chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn cần có một không gian thuận tiện và chuyên nghiệp để phát sóng. Vì vậy, FASTTECH 247 đã cung cấp dịch vụ thuê phòng livestream với đầy đủ các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giúp cho buổi livestream của bạn trở nên chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Không chỉ vậy, khi thuê phòng livestream tại FASTTECH 247, bạn còn được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về kịch bản miễn phí để đảm bảo buổi livestream của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một kịch bản thu hút và chuyển đổi cao, từ đó tăng doanh số bán hàng của bạn.
Kết luận
Nhận định từ phía các chuyên gia, việc tạo điều kiện cho công nghệ này phát triển là tất yếu nhưng quản lý thế nào để đảm bảo các hoạt động livestream diễn ra đúng pháp luật là vấn đề cần cơ quan quản lý Nhà nước chú ý. Ở Việt Nam, đơn vị bán hàng bắt đầu có những phiên livestream ngay tại vườn, tại kho hàng, đem đến nhiều góc nhìn thú vị cho khán giả, thoả mãn nhu cầu tiếp thu nội dung và kích thích người dùng mua hàng, nhưng công nghệ hỗ trợ kĩ xảo vẫn cần cập nhật trong tương lai gần.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07