Một chiến lược kinh doanh tốt giống như một bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp của bạn. Nó giúp bạn xác định rõ mình đang ở đâu, muốn đi đâu và làm thế nào để đến được đích. Hãy tưởng tượng nếu bạn lái xe mà không có bản đồ, bạn sẽ dễ dàng lạc đường và mất nhiều thời gian hơn để đến đích. Một doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh cũng sẽ gặp phải những khó khăn tương tự.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch tổng thể, dài hạn của một doanh nghiệp, giúp điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Về cơ bản, đây giống như một bản phác thảo dài hạn về đích đến của một tổ chức, bao gồm các quyết định chiến lược, chiến thuật mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh này sẽ hoạt động như một khuôn khổ để quản lý các hoạt động. Nó giúp các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp phối hợp làm việc cùng nhau, đảm bảo tất cả các quyết định đều hỗ trợ định hướng chung của tổ chức. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu suất kinh doanh tối ưu nhất.
Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo thì phải bao gồm nhiều cách để đạt được mục tiêu, phải có sự khác biệt với đối thủ và đưa ra được lời giải là làm thế nào để mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
Đặc điểm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh thường bị hiểu lầm với chiến thuật kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt và có sự phân biệt to lớn về đặc điểm :
- Chiến lược kinh doanh có tính ổn định theo thời gian. Trong khi đó, chiến thuật kinh doanh có thể thay đổi nhanh chóng để thích ứng với biến đổi thị trường
- Chiến lược kinh doanh áp dụng cho toàn bộ tổ chức hoặc phạm vi lớn hơn. Còn chiến thuật kinh doanh tập trung vào các biện pháp cụ thể trong các thị trường và vùng địa lý khác nhau
- Xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả đòi hỏi sự tư duy chiến lược, khả năng phân tích và dự đoán, cùng với sự tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và nhóm lãnh đạo
Vai trò chiến lược kinh doanh
Vai trò của chiến lược kinh doanh là định hướng, lập kế hoạch và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc sử dụng và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đồng thời thích ứng với môi trường kinh doanh biến đổi.
- Đóng vai trò quan trọng trong định hướng và lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Dựa trên kinh nghiệm quá khứ và thông qua việc phân tích các yếu tố nội và ngoại vi để xác định những hướng đi chiến lược tối ưu
- Giúp định rõ mục tiêu và hướng tới đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn phương thức phân bổ nguồn lực, bao gồm vốn và nhân sự, để đảm bảo sự hiệu quả và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực
- Cần thay đổi và thích ứng với sự biến đổi của thị trường và đối thủ cạnh tranh để đảm bảo sự tồn tại và thành công của tổ chức.
Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
- Có kế hoạch cụ thể: Chiến lược kinh doanh giúp bạn xác định các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
- Nắm được điểm mạnh và điểm yếu: Trong quá trình tạo chiến lược kinh doanh bạn sẽ xác định và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Từ đó, có thể tạo ra một chiến lược tối ưu hóa điểm mạnh và bù đắp hoặc loại bỏ điểm yếu của doanh nghiệp mình.
- Nâng cao hiệu quả: Giúp bạn phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh của mình, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời giúp bạn lập thời hạn cho kế hoạch, phân bổ đúng người đúng việc cho các mục tiêu dự án.
- Khả năng kiểm soát cao: Tạo chiến lược kinh doanh cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn, cho phép bạn dễ dàng đánh giá xem các hoạt động của doanh nghiệp có đang đến gần mục tiêu đặt ra hay không.
- Có được lợi thế cạnh tranh: Bằng cách xác định một kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu, bạn có thể tập trung vào việc tận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp. Sử dụng điểm mạnh như một lợi thế cạnh tranh khiến công ty của bạn trở thành độc tôn trên thị trường.
Xem thêm: Bạn có đang đi đúng hướng? Livestream hướng nghiệp sẽ cho bạn câu trả lời!
Những yếu tố của một chiến lược kinh doanh
Mục tiêu chiến lược
Không có mục tiêu sẽ không có chiến lược, nên đây là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Giúp doanh nghiệp hướng đến lợi nhuận cao và phát triển bền vững.
Mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn trả lời được câu hỏi trong vòng 3 – 5 năm tới sẽ đạt được gì và đứng ở vị trí nào trên thị trường. Bạn phải cẩn thận để vạch ra mục tiêu cốt lõi, mục tiêu này là cơ sở để giúp bạn biết nên làm gì ở những bước tiếp theo.
Amazon là một ví dụ điển hình về mục tiêu “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty luôn lấy khách hàng làm trung tâm, xây dựng một nơi mà mọi khách hàng có thể đến để tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì mà họ có thể mua trực tuyến.”
Xác định đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình một cách rõ ràng. Bạn cần hướng đến một tệp khách hàng cụ thể và phát triển những sản phẩm trong chuỗi giá trị phù hợp để phục vụ tệp khách hàng của mình.
Nói cách khác, bạn không thể bán sản phẩm dịch vụ của mình cho mọi khách hàng, thực tế chỉ có một lượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu chung mà thôi. Do đó, việc bạn cần làm trong chiến lược kinh doanh là xác định nhóm khách hàng từ đó dùng những sản phẩm của mình thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phạm vi chiến lược
Công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mọi phân khúc, bởi cách làm này sẽ khiến cho nguồn lực bị phân tán và không mang lại giá trị. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đặt ra giới hạn về sản phẩm, khách hàng, chuỗi giá trị trong ngành, khu vực địa lý để tập trung và thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Phạm vi chiến lược cần phải định rõ và truyền tải được cho nhân viên cần phải làm gì và không làm gì. Chẳng hạn như, một ngân hàng có mục tiêu chiến lược là không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh những lĩnh vực có biến động mạnh như phân bón, sắt thép thì những nhà quản lý cấp trung sẽ không phải dành quá nhiều thời gian vào những dự án không phù hợp.
Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu đánh giá cao sản phẩm của bạn là vì cái gì, thay vì tạo ra sản phẩm chi phí thấp để tạo nên sự khác biệt. Thứ mà doanh nghiệp cần đó là phát triển một giản đồ giá trị của khách hàng và kết hợp cùng yếu tố mục tiêu tiêu dùng của khách hàng đối với dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Livestream: Bí Quyết Tăng Cường Hiệu Quả Chiến Lược Marketing Tổng thể
Hệ thống các hoạt động chiến lược
Để có thể cung cấp được giá trị mà khách hàng mong muốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hoạt động hướng đến việc tạo ra những giá trị vượt trội cho người tiêu dùng. Công cụ để giúp bạn làm việc này một cách hiệu quả là sử dụng chuỗi giá trị do Michael Porter nghiên cứu.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp bạn lúc này là phải phân tích được ma trận SWOT để biết được rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:
- Điểm mạnh – Mô tả điểm mạnh của chính doanh nghiệp mình.
- Điểm yếu – Bạn có thể tìm ra các điểm yếu nào đang tồn tại trong công ty.
- Cơ hội – Cơ hội có thể có trên thị trường là gì và đâu là khả năng phát triển.
- Thách thức – Những thách thức nào có thể phát sinh trên thị trường và cần đề phòng những gì.
Cách đo lường sự hiệu quả của một chiến lược kinh doanh
Các chiến lược kinh doanh chỉ mang lại hiệu quả khi chúng tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng doanh số hoặc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bạn cũng có thể đánh giá sự thành công của kế hoạch chiến lược bằng cách thiết lập và theo dõi các chỉ số KPIs.
Một số chỉ số KPI thường được dùng để đo lường khi triển khai một chiến lược kinh doanh như:
Hiệu quả hoạt động:
- Doanh thu bán hàng
- Số lượng khách hàng
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Giá trị đơn hàng trung bình
Lợi thế cạnh tranh
- Thị phần
- Vị trí trên thị trường
- Tỷ lệ giành được doanh số
- Nhận thức về thương hiệu – báo chí nhắc đến
- Vị thế biên độ lợi nhuận so với mức trung bình của ngành
- Tăng trưởng doanh số so với mức trung bình trong ngành
Hiệu suất tài chính
- Lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận ròng
- Dòng tiền tự do
- Dòng tiền hoạt động
Nếu các chỉ số này có xu hướng tích cực thì chiến lược đang đi đúng hướng và đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, cần xem xét lại chiến lược và có những điều chỉnh phù hợp.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược marketing thần tốc giúp bạn vượt mặt đối thủ
Nguyên tắc khi thiết lập chiến lược kinh doanh
Nghiên cứu, thấu hiểu thị trường: Trước khi tiến hành thiết lập chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu về thị trường, lĩnh vực mà mình đang kinh doanh. Mỗi thị trường mang những đặc điểm, tính chất riêng có ảnh hưởng đến việc xác định, xây dựng chiến lược kinh doanh.
Khi nghiên cứu và thấu hiểu được thị trường, doanh nghiệp có thể hình thành một tư duy chiến lược hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Xác định khách hàng mục tiêu: Xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn. Nguyên tắc này không những làm tăng khả năng mua hàng mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí truyền thông, Marketing.
Cạnh tranh vì lợi nhuận: Mục đích cuối cùng của việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng chính là để tăng lợi nhuận và vi thế của thương hiệu trên thị trường. Chiến lược kinh doanh phải tạo ra những lợi thế cạnh tranh lành mạnh, không dùng những chiêu trò để chơi xấu đối thủ. Làm kinh doanh ngoài việc phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp còn phải tạo ra lợi nhuận để duy trì.
Xem thêm: Marketing Bằng Livestream: Liệu Có Phải Là Công Cụ Toàn Năng?
Cạnh tranh để khác biệt: Cạnh tranh để khác biệt tức là tìm ra những chiến lược kinh doanh độc nhất, tránh lặp lại bước đi của các đối thủ cạnh tranh. Khi xây dựng được những chiến lược khác biệt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được một thị trường màu mỡ hơn nhiều.
Thay đổi để phù hợp: Thay đổi là cách để doanh nghiệp có thể kéo dài vòng đời sản phẩm của mình, tạo ra cơ hội để doanh nghiệp phát triển phù hợp với xu hướng, thị trường hiện tại. Nếu không chịu thay đổi, doanh nghiệp sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ.
Ngày nay, thị trường biến động mỗi ngày, nhu cầu, kỳ vọng khách hàng ngày càng cao, công nghệ mới, đối thủ mạnh ngày càng nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần linh hoạt và nhạy bén trong việc áp dụng các xu hướng mới và phù hợp vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tư duy có hệ thống: Việc hình thành một tư duy có hệ thống, dữ liệu chính xác để phán đoán về thị trường, xu hướng, khách hàng mục tiêu,… Không phải lúc nào những phán đoán cũng chính xác, chính vì vậy những số liệu thực tế chính là cơ sở để xây dựng những phán đoán một cách khoa học hơn.
Khi hình thành tư duy có hệ thống, doanh nghiệp có thể đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nguyên tắc này cũng góp phần đưa ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Học cách nói không: Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và thấu hiểu về thị trường, khách hàng, đồng thời xây dựng những giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cũng cần phải nói “Không” với một số vấn đề. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định nên làm gì hay không nên làm gì cũng là một nguyên tắc rất quan trọng. Chẳng hạn như những sản phẩm dành cho người lớn thì không thể bán cho trẻ vị thành niên.
Kết luận
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả là chìa khóa để đưa doanh nghiệp của bạn đến thành công. Bằng cách xác định rõ mục tiêu, hiểu rõ thị trường và xây dựng lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể vượt qua mọi thách thức và đạt được những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục. Doanh nghiệp cần phải không ngừng đánh giá, điều chỉnh và đổi mới chiến lược để thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07