Kịch Bản Livestream TikTok Chuyên Nghiệp: Vén Màn Bí Quyết Thành Công

5/5 - (100 bình chọn)

Phải công nhận một điều rằng, đằng sau sự thành công của những phiên livestream hàng chục tỷ, thậm chí cả trăm tỷ đồng chính là một kịch bản livestream chuyên nghiệp, được đầu tư công phu. Chứng kiến sự thành công của nhiều TikToker từ hoạt động livestream, không ít người cũng muốn tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải ai mới tham gia lần đầu đã có thể thăng tiến một cách dễ dàng.

Chính vì vậy, ngày hôm nay FASTTECH 247 sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về kịch bản livestream và bí quyết xây dựng nó sao cho hiệu quả nhất!

Livestream TikTok là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Livestream là hoạt động bạn tạo ra các nội dung phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với dạng nội dung này, bạn có thể phát sóng mọi thứ, từ chính bản thân cho tới một sự kiện bạn đang tham gia, đang xảy ra ở quanh bạn. Điều này giúp các nội dung Livestream luôn đa dạng và phong phú, đem lại giá trị giải trí cao cho người xem.

Livestream TikTok đang trở thành xu hướng
Livestream TikTok đang trở thành xu hướng

Còn Livestream TikTok chính là việc bạn sử dụng tính năng TikTok Live để giao lưu với mọi người và có những hoạt động giải trí, kinh doanh khác. Và đã là phát sóng trực tiếp trước mặt khán giả thì bạn cần phải có kịch bản đã được lên trước đó. Vậy, tại sao khi livestream lại nên có kịch bản?

Vai trò của kịch bản khi livestream

Tổ chức nội dung một cách mạch lạc

Một trong những vai trò quan trọng nhất của kịch bản là giúp tổ chức nội dung một cách mạch lạc. Khi bạn có một kịch bản rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phân chia buổi livestream thành các phần cụ thể, từ mở đầu, nội dung chính đến phần kết thúc. 

Nhờ có kịch bản, bạn có thể giữ tập trung vào chủ đề chính, giảm nguy cơ bị phân tâm hoặc đi lạc khỏi nội dung đã lên kế hoạch. Một kịch bản tốt giúp các phần của buổi livestream kết nối với nhau một cách tự nhiên, tạo sự liên kết chặt chẽ và dễ theo dõi.

Tăng cường tính chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, kịch bản còn giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của buổi livestream. Một buổi livestream không có kịch bản có thể trông thiếu tổ chức và gây cảm giác không chuyên nghiệp cho người xem. Khi bạn chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách lập kế hoạch trước, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người xem rằng bạn đã đầu tư thời gian và công sức vào việc chuẩn bị, chứng tỏ bạn rất nghiêm túc với công việc của mình.

Ngoài ra, có kịch bản sẽ  giúp bạn phân chia thời gian cho từng phần của buổi livestream, từ đó kiểm soát tốt hơn thời gian và đảm bảo mọi phần nội dung được truyền tải đầy đủ.

Đảm bảo sự chuẩn bị kỹ thuật

Khác với ghi hình sẵn và phát lại, khi phát sóng trực tiếp, bạn sẽ khó mà lường trước được các yếu tố có thể phát sinh khi lên hình. Với một kịch bản tốt, dự quán được bao quát được các yếu tố phát sinh, bạn có thể dễ dàng chủ động xử lý tình huống và thậm chí khiến cho tình huống đó trở thành yếu tố có lợi, thu hút lượt xem cho buổi live của bạn.

Thêm vào đó, kịch bản giúp bạn lên danh sách các công cụ và tài liệu cần thiết cho buổi livestream, từ phần mềm đến thiết bị kỹ thuật. 

Tạo sự hấp dẫn và duy trì sự quan tâm

Một kịch bản tốt sẽ làm tăng sự hấp dẫn và giữ chân người xem ở lại
Một kịch bản tốt sẽ làm tăng sự hấp dẫn và giữ chân người xem ở lại

Một kịch bản tốt sẽ làm tăng sự hấp dẫn và giữ chân người xem ở lại với bạn trong suốt buổi livestream. Bởi trong kịch bản, bạn đã lên kế hoạch sẵn cho các yếu tố bất ngờ hoặc phần nội dung thú vị để đôi khi giữa lúc đang live, bạn sẽ vô tình tiết lộ một chút bí mật để giữ cho người xem luôn háo hức chờ đợi. 

Hơn nữa, nếu bạn biết trước các phần chính của buổi livestream, bạn có thể điều chỉnh linh hoạt dựa trên phản hồi của người xem, từ đó tạo sự hứng thú và tương tác nhiều hơn.

Bí quyết xây dựng kịch bản Livestream TikTok chuyên nghiệp

Xác định mục tiêu của buổi livestream

Xác định mục tiêu rõ ràng cho buổi livestream là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của bạn. Mục tiêu sẽ định hướng toàn bộ nội dung, cấu trúc, và phương pháp tiếp cận của buổi livestream, cũng như là nội dung xuyên suốt mà kịch bản hướng đến.

Trước tiên, bạn cần xác định loại mục tiêu mà mình muốn đạt được. Đó là tăng lượng người theo dõi; quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ; tạo nội dung giải trí; chia sẻ kiến thức và giáo dục hay chỉ đơn thuần là muốn tương tác với người xem. 

Sau khi xác định loại mục tiêu, bạn cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được. Sử dụng mô hình SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Achievable – Có thể đạt được, Relevant – Phù hợp, Time-bound – Có thời hạn) để đảm bảo mục tiêu rõ ràng và thực tế.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu rõ về khán giả mục tiêu của mình để xác định mục tiêu phù hợp cho buổi livestream. Một số thông tin cần thu thập như độ tuổi và giới tính của khán giả; họ thường quan tâm những chủ đề nào; họ cần gì và có thể có được gì từ buổi livestream của bạn; họ thường sử dụng TikTok vào khoảng thời gian nào… Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét các phản hồi từ khán giả trong các buổi livestream trước đây để hiểu rõ hơn về mong muốn và kỳ vọng của họ.

Xây dựng dàn ý chi tiết

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng dàn ý chi tiết cho buổi livestream. Dàn ý này giúp bạn tổ chức nội dung một cách hợp lý và đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng. Dàn ý sẽ cần 4 mục chính.

Xây dựng dàn ý chi tiết cho kịch bản
Xây dựng dàn ý chi tiết cho kịch bản

Ở phần mở đầu, bạn cần giới  thiệu ngắn gọn về bạn hoặc thương hiệu của bạn và giải thích mục đích của buổi livestream để người xem biết họ sẽ nhận được gì.

Trong nội dung chính của buổi livestream, bạn nên phân chia nó thành các phần nhỏ và trình bày từng phần một cách rõ ràng. Các nội dung bạn đưa ra phải đảm bảo có tính giá trị và hữu ích với người xem. Ngoài ra, bạn có thể chèn hình ảnh và video liên quan để làm cho nội dung trở nên sinh động, dễ nhớ và dễ hiểu.

Khi xây dựng kịch bản, bạn cũng nên chuẩn bị một số mẫu câu hỏi có thể được sử dụng để khuyến khích người xem tương tác, đặt câu hỏi và tham gia vào cuộc trò chuyện. Đồng thời, phải chuẩn bị dàn ý cho một số câu trả lời mà khán giả thường hỏi, đảm bảo rằng khi thắc mắc được đưa ra sẽ được phản hồi một cách nhanh nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất.

Ở phần kết thúc của buổi livestream, bạn nên tóm tắt lại những điểm chính của phiên phát sóng ngày hôm nay, như một số kết quả đã đạt được và cảm ơn người xem đã tham gia, hỗ trợ. Và bạn cũng đừng quên thông báo về các buổi livestream hoặc sự kiện sắp tới để người xem biết và sắp xếp thời gian theo dõi. 

Lên kế hoạch thời gian

Lên kế hoạch thời gian cho buổi livestream là một yếu tố quan trọng để đảm bảo buổi phát sóng diễn ra suôn sẻ, có tổ chức và không kéo dài quá lâu. Việc quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn truyền tải đầy đủ nội dung, giữ sự chú ý của người xem và tạo ấn tượng chuyên nghiệp. 

Buổi livestream thường được chia thành các phần chính như mở đầu, nội dung chính, phần tương tác và kết thúc như đã đề cập ở trên. Mỗi phần nên có một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo buổi livestream diễn ra mạch lạc và có tổ chức. 

Nếu trong một buổi live dài khoảng 1 tiếng, phần giới thiệu thường sẽ kéo dài 5 phút, nội dung chính dao động từ 25 đến 30 phút. Thời gian cho tương tác với người xem là 15-20 phút, và phần kết thúc sẽ là 5 phút. Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý cho các buổi live cơ bản. Còn hiện tại, khi mà các buổi livestream bán hàng thường kéo dài vài tiếng, thậm chí cả chục tiếng thì bạn có thể điều chỉnh tùy ý sao cho phù hợp với mục đích của mình, cũng như năng lực của bản thân.

Xem thêm: Livestream Tiktok – Xu hướng kinh doanh online hiệu quả

Để đảm bảo cho buổi livestream đúng tiến độ, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian như đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian còn lại cho từng phần của buổi livestream. Hoặc sử dụng các phần mềm hoặc ứng dụng quản lý thời gian (Trello, Google Calendar…) để lập kế hoạch và theo dõi tiến độ của buổi livestream.

Sử dụng công cụ quản lý thời gian
Sử dụng công cụ quản lý thời gian

Tuy nhiên, dù đã lên kế hoạch thời gian chi tiết, bạn vẫn cần linh hoạt và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo buổi livestream diễn ra suôn sẻ. Nếu một phần nội dung nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, bạn có thể kéo dài thời gian cho phần đó hoặc rút ngắn thời gian cho các phần ít quan trọng hơn. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải đảm bảo rằng dù có điều chỉnh thời gian, bạn vẫn giữ được sự mạch lạc và liên kết giữa các phần nội dung.  

Tạo kịch bản hấp dẫn

Tạo sự hấp dẫn với kịch bản livestream là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân người xem. Một kịch bản hấp dẫn không chỉ giúp buổi livestream diễn ra mạch lạc, mà còn tạo nên sự khác biệt, giữ sự chú ý và tạo ra giá trị cho khán giả. Ở đây, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về một buổi livestream bán mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da mặt để bạn dễ hình dung hơn nhé.

Mở đầu buổi livestream, bạn cần tạo sự chú ý ngay từ đầu và giữ người xem ở lại. Hãy giới thiệu thật ngắn gọn và thu hút, như là: “Xin chào các bạn! Hôm nay chúng ta sẽ khám phá bí quyết để có làn da đẹp không tì vết với những sản phẩm mà bạn không thể bỏ qua!” Đồng thời, bạn phải nói ngay được lợi ích của buổi livestream, như: “Trong buổi livestream này, bạn sẽ học được cách trang điểm tự nhiên cho ngày hè, cùng với những mẹo bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời!” Và ngay lập tức kêu gọi hành động từ những người xem tại thời điểm đó.

Xem thêm: Xu Hướng Marketing Online: Livestream Là Chìa Khóa Thành Công

Trong xuyên suốt buổi livestream, bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm và công dụng, chức năng của nó, thì việc kể chuyện cũng một cách hiệu quả để tạo sự kết nối và giữ sự chú ý của người xem. Bạn có thể chọn những câu chuyện liên quan và thú vị để kể như là lần bạn gặp phải vấn đề da và cách bạn đã giải quyết nó bằng sản phẩm bạn sắp giới thiệu. Câu chuyện phải được chia sẻ bằng cảm xúc thật “chân thực” khiến người xem cảm thấy được sự đồng cảm.

Để tránh kịch bản bị nhàm chán, bạn nên đa dạng hóa nội dung bằng việc kết hợp với hướng dẫn thực hành hoặc đánh giá sản phẩm, chia sẻ ưu nhược điểm và trải nghiệm cá nhân. Minigame và Q&A trực tiếp cũng là một nội dung gợi ý không tồi.   

Đánh giá và cải thiện

Đánh giá và cải thiện là bước quan trọng sau mỗi buổi livestream để đảm bảo rằng bạn không chỉ giữ được sự hấp dẫn mà còn liên tục nâng cao chất lượng và hiệu quả. Việc đánh giá không chỉ dựa trên các số liệu và phản hồi từ khán giả mà còn phải tự mình phân tích và tìm ra những điểm có thể cải thiện.

Thu thập số liệu và phản hồi để cải thiện chất lượng kịch bản
Thu thập số liệu và phản hồi để cải thiện chất lượng kịch bản

Công việc đầu tiên cần làm sau khi kết thúc livestream là thu thập số liệu và các phản hồi. Thông thường, nền tảng TikTok sẽ cung cấp cho bạn các số liệu về lượng người xem trực tiếp, thời gian xem trung bình, tỷ lệ giữ chân khán giả và lượng tương tác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú tâm đến các bình luận, câu hỏi và ý kiến đóng góp từ khán giả trong suốt buổi livestream. Thậm chí, việc tạo một cuộc khảo sát ngắn để thu thập ý kiến và phản hồi từ khán giả về buổi phát sóng trực tiếp cũng là một lựa chọn tốt. Hơn thế nữa, bạn còn cần kiểm tra các đánh giá và phản hồi trên các trang mạng xã hội nơi bạn chia sẻ buổi livestream.

Khi thu thập được các phản hồi này, bạn nên ghi nhận cả phản hồi tích cực và tiêu cực để có cái nhìn toàn diện. Để rồi tìm ra các xu hướng và điểm chung trong phản hồi để hiểu rõ hơn về những gì khán giả thích và không thích, từ đó có những điều chỉnh tương thích trong kịch bản.

Kết luận

Kịch bản livestream TikTok chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn tổ chức buổi livestream một cách hiệu quả mà còn tạo ấn tượng tốt với người xem. Bằng cách xác định mục tiêu, xây dựng dàn ý chi tiết, lên kế hoạch thời gian, chuẩn bị kỹ thuật và tạo sự hấp dẫn, bạn sẽ tạo ra những buổi livestream thành công và thu hút. 

Hãy liên tục học hỏi và cải thiện để mỗi buổi livestream của bạn ngày càng hoàn thiện hơn.

Liên hệ FASTTECH 247:

  • Đường dây nóng: 08.666.02302
  • FanPage: FASTTECH 24/07
  • Tiktok: FASTTECH 24/07

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.