Cùng với sự phát triển bùng nổ của livestream bán hàng là sự đòi hỏi về kỹ năng của người livestream ngày càng khắt khe đến từ vị trí khán giả và khách hàng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai ngay từ đầu cũng có đầy đủ và hoàn thiện các kỹ năng về livestream, và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chiến dịch.
Đừng lo lắng, hãy cùng FASTTECH 247 tìm hiểu về những tips cơ bản nhằm nâng cao khả năng của bạn khi đứng trước ống kính livestream nhé!
Sự phát triển bùng nổ của livestream bán hàng
Mua sắm trực tuyến đang dần trở nên quen thuộc với nhiều người, góp phần khiến bán hàng đa kênh ngày càng trở nên phổ biến. Khi hoạt động mua bán, chốt đơn hàng qua mạng càng gia tăng thì các sàn thương mại điện tử cũng tăng cường thêm tính năng hỗ trợ người bán. Trong đó có xu hướng mua hàng kết hợp giải trí qua các cuộc phát sóng trực tiếp (livestream).
Tại Việt Nam, livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã xuất hiện từ năm 2018. Tuy vậy, mãi đến năm 2022, khi video ngắn bắt đầu được ưa chuộng, nhiều bên tập trung phát triển thêm tính năng livestream giúp nhà bán hàng tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng ở mọi nơi. Đặc biệt, từ năm 2023, việc livestream bán hàng mới thực sự trở nên sôi động và thu hút nhiều người tham gia ở cả phía người mua và người bán. Thậm chí, các sở, ngành tại nhiều địa phương còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng lên sàn.
Nhiều người hẳn sẽ sửng sốt khi biết rằng, theo một thống kê mới đây tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Xem thêm: Bùng nổ bán hàng qua hình thức livestream trên mạng xã hội
Livestream được đánh giá là mỏ vàng cho những người làm kinh doanh. Nhưng không phải ai livestream cũng có nhiều người theo dõi và bán được hàng. Trong livestream, “mắt xem” – biểu tượng cho số người theo dõi là yếu tố đầu tiên đánh giá cuộc livestream có thành công hay không, từ đó kéo theo tỷ lệ chốt đơn, đặt hàng. Bởi vậy, trau dồi kỹ năng livestream là vô cùng cần thiết.
Kỹ năng livestream bao gồm những gì?
Trước hết, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kỹ năng quan trọng cần thiết để thu hút người xem, tăng lượt tương tác và chốt đơn thành công trong các buổi livestream của bạn.
Kỹ năng chuẩn bị trước khi livestream
Trước khi bắt đầu một buổi livestream, bạn và những người đồng đội của mình cần xác định được mục tiêu của lần livestream này là gì. Đó có thể là giới thiệu sản phẩm mới, quảng bá nhằm tăng độ nhận diện cho thương hiệu, hay thúc đẩy doanh số bán hàng. Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ cần có những định hướng nội dung và hình thức livestream phù hợp khác nhau.
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo chính là xây dựng kịch bản. Bạn cần viết ra được nội dung chính mình muốn và cần phải truyền tải trong buổi livestream, bao gồm những thông tin như: giới thiệu về doanh nghiệp, bản thân và sản phẩm; một số những thắc mắc thường gặp hoặc có thể sẽ gặp, câu trả lời cho những câu hỏi này; chương trình ưu đãi…
Ngoài ra, việc chuẩn bị dụng cụ livestream cũng vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh, bao gồm micro không bị rè, camera không bị mờ nhòe, bối cảnh gọn gàng, ánh sáng phù hợp, chất lượng internet ổn định… Và đảm bảo đã có đầy đủ sản phẩm mẫu, với đầy đủ các mẫu mã, kiểu dáng…
Kỹ năng thực hiện livestream
Khi bắt đầu buổi livestream, bước đầu tiên để gây ấn tượng tốt đẹp với người xem chính là giới thiệu bản thân, thương hiệu và sản phẩm một cách tự tin và thu hút. Cần phải nêu bật lên được những tính năng, những ưu điểm và lợi ích của sản phẩm một cách trực quan, sinh động nhất. Ngoài ra bạn có thể chia sẻ thêm những câu chuyện thú vị, những tình huống liên quan có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm để khiến người xem cảm thấy hứng thú.
Trong khi giới thiệu sản phẩm, người livestream cũng đừng quên tương tác với khán giả bằng cách trả lời những bình luận, tin nhắn một cách thật nhanh chóng và nhiệt tình, bày tỏ rõ được tinh thần sẵn sàng giúp đỡ. Và không chỉ là trả lời mà người livestream cũng nên đặt câu hỏi ngược lại với khán giả, để kích thích được thảo luận và thu hút sự chú ý.
Và dĩ nhiên, phần quan trọng nhất của một livestream marketing chính là kêu gọi hành động. Người dẫn dắt cần có những động thái như yêu cầu người xem để lại thông tin liên lạc để nhanh chóng nhận được tư vấn, nhanh tay đặt hàng trực tiếp để sớm được nhận được hàng. Người dẫn có thể tạo ra cảm giác khan hiếm bằng cách nhấn mạnh số lượng sản phẩm có hạn, hay khuyến mãi chỉ áp dụng trong thời gian ngắn để thúc đẩy khách hàng nhanh chóng mua hàng.
Xem thêm: 5 Phong Cách Livestream Thu Hút Người Xem Hiệu Quả
Đồng thời, người livestream cũng nên cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về chính sách thanh toán, vận chuyển và đổi hàng, trả hàng, giúp khách hàng có sự an tâm nhất định khi lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp.
Kỹ năng sau khi livestream
Kết thúc buổi livestream không đồng nghĩa với kết thúc công việc. Việc đầu tiên cần làm là lưu trữ lại video livestream để có thể xem lại và chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội, website, diễn đàn… Nếu có thể, tạo một video tóm tắt những điểm chính của buổi livestream cũng là một phương pháp để thu hút những người chưa xem trực tiếp.
Tiếp đó là phần của kỹ năng tổng hợp và phân tích dữ liệu. Bạn cần theo dõi và thu thập các chỉ số như lượt xem, lượt tương tác, doanh số bán hàng,… để đánh giá hiệu quả của buổi livestream. Phân tích những điểm thành công và chưa tốt để rút kinh nghiệm cho những buổi livestream tiếp theo.
Một kỹ năng quan trọng khác đó chính là biết lắng nghe và biết sửa chữa. Sau buổi livestream, bạn nên đọc lại những bình luận, tin nhắn của người xem để tiếp thu ý kiến và phản hồi của khách hàng. Đi cùng với đó là giải đáp những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách thật chuyên nghiệp và nhiệt tình. Và cũng đừng quên cảm ơn khách hàng đã ủng hộ và ghi nhận những đóng góp đáng giá của họ.
Hạn chế trong kỹ năng livestream và hướng dẫn khắc phục
Với các kỹ năng, công việc cần cho một buổi livestream đã nêu ở trên, hẳn các bạn đã có thể thấy rõ được phần nào những thử thách mà mình cần đối mặt khi thực hiện livestream. Và để làm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào phân tích những hạn chế phổ biến trong kỹ năng livestream, đồng thời chia sẻ những giải pháp khắc phục, giúp bạn vượt “ngàn chông gai” và chinh phục khách hàng thành công.
Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp kém
Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ chi phí để thuê những MC livestream chuyên nghiệp, hay những KOLs, hoặc là có sẵn nhân sự có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt. Đã có nhiều trường hợp mà người livestream gặp phải tình trạng bị run, nói lắp, nói vấp, quên kịch bản khi đứng trước máy quay. Hay thậm chí là giọng chưa được hay, thiếu truyền cảm hay còn bị ngọng, lẫn nhiều giọng địa phương khiến người xem không có kiên nhẫn để xem và hiểu người bán đang nói gì. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là khiến người xem cảm thấy nhàm chán và nhanh chóng thoát ra khỏi buổi livestream.
Ngoài ra, việc người bán cứ lặp đi lặp lại những thông tin sản phẩm khô khan, hay không trả lời được những thắc mắc của người xem trong mục bình luận, tin nhắn cũng khiến cho buổi livestream trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, người xem không muốn tiếp tục theo dõi.
Để khắc phục những hạn chế này, người livestream cần thường xuyên, chăm chỉ luyện tập kỹ năng thuyết trình trước ống kính để tăng sự tự tin và khả năng giao tiếp. Đồng thời cũng nên nâng cao kỹ năng “nói” của mình, học cách điều chỉnh giọng nói sao cho truyền cảm, cuốn hút.
Không dừng lại ở kỹ năng thuyết trình, mà ê-kíp tổ chức còn phải xây dựng được khung kịch bản sáng tạo, hấp dẫn với những câu chuyện thu hút. Đồng thời thường xuyên tương tác với người xem bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn trực tiếp trên sóng livestream, có thể tổ chức minigame hoặc giveaway nếu điều kiện doanh nghiệp cho phép.
Kỹ năng giới thiệu sản phẩm bị hạn chế
Một lỗi sai mà nhiều người livestream thường xuyên mắc phải chính là không nắm rõ được thông tin về sản phẩm của chính doanh nghiệp mình, bao gồm những thông tin như tính năng, ưu điểm, lợi ích, cách sử dụng,… Điều này khiến cho việc giới thiệu sản phẩm không hiệu quả, khó thuyết phục được khách hàng tin tưởng mà mua sản phẩm.
Cũng có một số người lại chỉ chăm chăm tập trung vào việc giới thiệu tính năng, giá cả của sản phẩm mà quên đi việc cần phải chia sẻ những câu chuyện, lợi ích thực tế của sản phẩm, hay việc có thể sử dụng ở đâu, khi nào, với những ví dụ tình huống cụ thể. Việc này khiến người xem khó hình dung được mình sẽ sử dụng sản phẩm để làm gì, nên họ sẽ rất chần chừ, không muốn mua hàng.
Muốn khắc phục tình trạng này không phải là khó. Trước buổi livestream, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ được kịch bản, cũng như toàn bộ thông tin về sản phẩm cần được quảng bá, chia sẻ. Khi giới thiệu sản phẩm cần kết hợp với việc chia sẻ những câu chuyện, lợi ích thực tế để thu hút và thuyết phục người xem, biến họ thành khách hàng của mình.
Kỹ năng chốt đơn yếu
Một vấn đề mà các MC livestream nghiệp dư thường mắc phải chính là họ không kêu gọi hành động một cách rõ ràng. Khi người xem không được hướng dẫn cụ thể về cách thức mua hàng, cách thức thanh toán, họ sẽ cảm thấy bối rối, và rất dễ lựa chọn “không mua nữa”.
Nếu những thông tin về chính sách vận chuyển, đổi trả hàng không được giải thích chi tiết, cặn kẽ, thì người xem cũng sẽ cảm thấy lo lắng và e dè trước quyết định mua hàng.
Hay khi gặp các phản hồi tiêu cực như những bình luận toxic, những tin nhắn spam từ người xem, người bán hàng nếu không biết cách xử lý sao cho khéo léo cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bầu không khí livestream, không chỉ khiến người nói khó xử mà người xem cũng cảm thấy khó chịu.
Để tránh gặp phải những tình huống như vậy, có một số hướng dẫn mà bạn có thể làm theo như: kêu gọi hành động một cách rõ ràng, dứt khoát, khiến người xem cảm thấy họ cần phải mua sản phẩm này ngay lập tức. Cách thức mua hàng, thanh toán cũng cần phải được hướng dẫn cụ thể trên livestream và thường xuyên lặp lại để tránh những người xem mới không nắm bắt được thông tin.
Khi gặp những tình huống khó xử lý, cần phải giữ được thái độ bình tĩnh, chuyên nghiệp, nhanh chóng tự tìm ra giải pháp hoặc chờ ê-kíp có động thái hỗ trợ xử lý, đồng thời cần trấn an khách hàng, hoạt náo bầu không khí.
Kỹ năng sử dụng công nghệ còn hạn chế
Thời đại số, công nghệ số ngày càng phát triển một cách bùng nổ và vô cùng nhanh chóng. Thế nhưng để theo kịp được các bước nhảy vọt về công nghệ thực sự không phải là điều dễ dàng một chút nào.
Một số doanh nghiệp khi lựa chọn nền tảng livestream không dựa trên việc phân tích đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc tính sản phẩm của mình và xu hướng thị trường chính, mà lại lựa chọn theo “cái gì hot thì mình làm”. Làm việc không dựa trên cơ sở nào như này sẽ khiến cho việc tiếp cận khách hàng và thị trường khó khăn vô cùng.
Bên cạnh đó, việc chỉ sử dụng các nền tảng mạng xã hội để livestream luôn mà không sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào như phần mềm thiết lập phông nền, logo, hiệu ứng cũng khiến buổi livestream trở nên đơn điệu, thiếu chuyên nghiệp.
Những doanh nghiệp như này, sau mỗi buổi live rất có thể sẽ bỏ qua bước tổng hợp và phân tích dữ liệu. Như vậy sẽ không có cơ sở để đánh giá được việc livestream có thực sự hiệu quả, và cần phải làm gì để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.
Muốn tránh đi những lỗi sai này, trước hết cần lựa chọn cho mình một nền tảng livestream phù hợp với đối tượng khách hàng nhắm đến, với doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường của mình. Đồng thời cũng nên tận dụng các công cụ hỗ trợ để tối ưu hóa chất lượng hình ảnh, âm thanh và kịch bản.
Xem thêm: 4 Phần Mềm Hỗ Trợ “Tuyệt Đỉnh” Giúp Livestream Dễ Hơn Bao Giờ Hết!
Kết luận
Bằng cách tránh đi những hạn chế thường gặp ở trên, đồng thời thực hiện theo những tips hướng dẫn cơ bản, bạn hoàn toàn có thể tự tin đứng trước ống kính livestream để thể hiện năng lực của bản thân, giúp thu hút khách hàng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp, để từ đó xây dựng một thương hiệu uy tín trong thời đại công nghệ số.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07
Pingback: Top 3 KOL Livestream Đem Về Doanh Thu Khủng Cho Nhãn Hàng - FASTTECH 247