Livestream bán hàng đã trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt Nam, mang đến những cơ hội kinh doanh mới và thay đổi cách thức người tiêu dùng mua sắm. Hình thức quảng bá sản phẩm thông qua các video phát trực tiếp, trong đó người bán giới thiệu và mô tả sản phẩm, trả lời câu hỏi của khách hàng và tương tác với người xem theo thời gian thực.
Khác với các phương thức quảng cáo truyền thống, livestream bán hàng mang tính tương tác cao, cho phép người tiêu dùng có thể đưa ra các câu hỏi và nhận được phản hồi ngay lập tức từ người bán. Điều này giúp xây dựng niềm tin và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa người bán và khách hàng.
Các nền tảng hỗ trợ Livestream bán hàng
Tại Việt Nam, các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, Shopee Live và Lazada Live đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và trở thành những kênh phổ biến để thực hiện các buổi livestream bán hàng. Mỗi nền tảng đều có những ưu điểm và cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Facebook và Instagram: Facebook và Instagram là hai nền tảng mạng xã hội lớn tại Việt Nam, với lượng người dùng khổng lồ và tính năng livestream tích hợp sẵn. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập các buổi livestream và tận dụng lượng người theo dõi hiện có để tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, tính năng chia sẻ video và tương tác qua bình luận giúp tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với người xem.
TikTok: TikTok, nền tảng video ngắn nổi tiếng, đã nhanh chóng trở thành một công cụ mạnh mẽ cho việc livestream bán hàng. Với các hiệu ứng đặc biệt và khả năng tạo nội dung sáng tạo, TikTok giúp các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng và tạo ra các buổi sống động và thú vị. - Shopee Live và Lazada Live: Shopee và Lazada là hai nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, cung cấp tính năng livestream tích hợp sẵn trên ứng dụng mua sắm. Điều này cho phép người dùng mua sắm trực tiếp ngay trong buổi live, tăng cường trải nghiệm mua sắm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chốt đơn hàng ngay lập tức.
Lợi ích của livestream bán hàng
Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn trên phạm vi rộng, không chỉ giới hạn ở khu vực địa lý. Người dùng có thể xem livestream mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet.
Tăng tương tác với khách hàng: Tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Người xem có thể đặt câu hỏi, bình luận, góp ý ngay, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng và đưa ra những thông tin, giải đáp phù hợp.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Là công cụ hiệu quả để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Thông qua livestream, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết, sinh động, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định mua hàng.
Livestream bán hàng, mỏ vàng của các doanh nghiệp
Theo báo cáo Coresight Research, doanh số livestream toàn cầu đã đạt 171 tỷ USD năm 2023; tăng từ mức 60 tỷ USD vào năm 2019. Các chuyên gia dự đoán rằng livestream bán hàng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cấp số nhân. Khi nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của nó, họ sẽ đầu tư vào nền tảng và công nghệ để hỗ trợ nỗ lực phát trực tiếp của mình; tạo ra một hệ sinh thái thương mại trực tiếp lớn hơn và đa dạng hơn.
Livestream – hình thức phát trực tuyến phiên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng MXH, giải trí… đang mang đến cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ một kênh giải trí kết hợp mua sắm với hiệu quả doanh thu lên đến cả tỷ đồng.
Trong live, “mắt xem” – biểu tượng cho số người theo dõi là yếu tố đầu tiên đánh giá kịch bản bán hàng hiệu quả, từ đó kéo theo tỷ lệ chốt đơn, đặt hàng.
Kịch bản bán hàng kết hợp cùng KOL/KOC là nhân tố quan trọng thu hút người xem, tăng tương tác và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua bằng những đánh giá, trải nghiệm chân thực về sản phẩm. Những ví dụ điển hình về các phiên live của các KOC như Võ Hà Linh, Phạm Thoại, Lê Dương Bảo Lâm, Pew Pew… với doanh thu lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đã chứng tỏ được hiệu quả nổi bật của hình thức bán hàng phổ biến này.
Các chiến dịch livestream bán hàng phổ biến trên nền tảng thương mại điện tử
Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử đã và đang áp dụng các chiến dịch livestream dựa trên nhu cầu thị trường, đồng thời gia tăng hiệu quả bán hàng cho thương hiệu, bao gồm:
Chiến dịch toàn sàn (Chiến dịch Mega Sale và chiến dịch tháng): Các chiến dịch định kỳ với quy mô lớn nhất, diễn ra vào các dịp đặc biệt như Mega Sale (3.3), Mega Sale (6.6), Mega Sale (9.9),… thường có sự tham gia của nhiều nhà bán hàng và thương hiệu uy tín, cùng với các chương trình ưu đãi và voucher hấp dẫn.
Chiến dịch thương hiệu (Brand Campaign): Dành riêng cho một hoặc nhiều nhãn hàng, được tổ chức theo lịch trình phát triển của thương hiệu. Các chiến dịch này thường được gọi là “Ngày Siêu Thương Hiệu” (Super Brand Day/ Grand Opening Day/ New Arrival/ Brand Day).
Chiến dịch ngành hàng (Cat Day): Tập trung vào một hoặc nhiều ngành hàng cụ thể, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng cho các sản phẩm trong ngành hàng đó, thường được tổ chức theo chủ đề hoặc trong các trung tâm mua sắm.
Chiến dịch cộng đồng (Chợ phiên Ocop mỗi tuần): Hỗ trợ các sản phẩm nông sản và đặc sản địa phương lên các sàn thương mại điện tử, góp phần quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ kinh doanh nhỏ.
Xem thêm: Livestream ASMR với Thiên Nhiên: Ốc Đảo Bình Yên Giữa Cuộc Sống Xô Bồ
Livestream thúc đẩy khách mua sắm trực tuyến
Đề cao vai trò của mua sắm trực tuyến, bà Trang cho biết, trong một nghiên cứu của NielsenIQ đã cho thấy, người tiêu dùng đánh giá về các sản phẩm thiết yếu hay không thiết yếu đều có mức tăng giá đáng kể.
Do đó, cách để người tiêu dùng ứng phó với sự gia tăng chi phí, đó chính là thực hiện mua sắm trực tuyến, với hy vọng có thể tận dụng được những ưu đãi tốt hơn.
“Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng thoát được tâm lý không phải xếp hàng; được trả lời nhanh câu hỏi sản phẩm còn hay không lại có ngay phương thức vận chuyển và thanh toán thuận tiện,… Hơn nữa, những trải nghiệm mua sắm trực tuyến cùng với khả năng dễ dàng đổi trả sản phẩm, thông tin và chất lượng sản phẩm chính xác cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt… đã thúc đẩy hành vi mua sắm online, giúp người tiêu dùng cắt giảm được nhiều chi phí”, bà Trang cho biết.
Một điểm lợi thế trong mua sắm online được bà Trang thông tin, đó là đã có 95% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến thông qua hình thức livestream trong vòng 3 tháng qua. Đây đang là một xu hướng “bùng nổ” trong các nền tảng mua sắm online, giúp cho các nhà bán hàng nâng cao giá trị. Theo khảo sát, sức hút của livestream bán hàng chính là người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin chất lượng sản phẩm.
Điều này hóa giải mối lo ngại cũng như rào cản lớn nhất của người tiêu dùng mỗi khi muốn tiếp cận với mua sắm trực tuyến.
71% người tiêu dùng đã mua hàng trong livestream
Đánh giá về thị trường livestream tại Việt Nam, ông Đỗ Hữu Hưng – Tổng Giám đốc ACCESSTRADE cho biết, xu hướng shopping livestream là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình livestream (62%). Bên cạnh đó mua sắm trực tiếp qua live có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026.
Tại Việt Nam, 3 nền tảng livestream phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và Tiktok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.
Đặc biệt, theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam (thực hiện bởi Cốc Cốc), có tới 77% đã từng xem live bán hàng, 71% trong số đó đã mua hàng trong livestream. Trong đó, khả năng tương tác và cung cấp thông tin bởi host là hai yếu tố quan trọng thu hút và chuyển đổi khách hàng. Tỷ lệ mua hàng qua kênh live ngày càng tăng khi có tới 76% người tiêu dùng quyết định mua sắm/sử dụng dịch vụ dựa trên đề xuất của người dùng cũ.
Xem thêm: Sáng tạo kịch bản livestream: Giữ chân khách hàng hiệu quả 99%
Doanh nghiệp nên lựa chọn livestream ở đâu tối ưu hơn?
Ở Việt Nam, 3 nền tảng livestream được ưa chuộng nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Hai vị trí dẫn đầu của Facebook và Shopee là không quá bất ngờ vì cả 2 đang là mạng xã hội/ nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam.
Đáng chú ý là TikTok, cụ thể là TikTok Shop. Dù mới ra mắt 1 năm nhưng lượng livestream bán hàng trên TikTok Shop đã đưa nó trở thành một trong các nền tảng được ưa chuộng nhất ở Đông Nam Á. Với tính năng hỗ trợ bán hàng trên TikTok, khách hàng chỉ cần chọn vào là đã có thể đặt hàng hoặc mua thay vì phải comment như trên Facebook. Đặc biệt, TikTok nhận biết hành vi cá nhân người dùng, cho phép lựa chọn nhiều phòng app livestream bán hàng các sản phẩm mà người dùng theo dõi.
Tuy nhiên, TikTok Shop quá thuận tiện cho người mua nên khách hàng chỉ cần lướt nhẹ là dễ dàng thấy một nhà bán khác bán cùng dòng sản phẩm dẫn đến khả năng cạnh tranh rất cao. Bởi lẽ vì quá nhiều lựa chọn nên khách hàng chỉ bỏ sản phẩm vào giỏ hàng để cân nhắc sau đó hoặc bấm hủy đơn hàng dù đã chọn mua.
Trên Facebook, dù khách hàng đánh giá là bất tiện nhưng lại có lợi cho doanh nghiệp vì các buổi không trùng nhau quá nhiều, í dụ như sau live bán hàng có thể là live game hoặc một sản phẩm khác, giúp giảm khả năng cạnh tranh. Quan trọng hơn khi khách hàng tương tác, doanh nghiệp sẽ có được dữ liệu từ người mua, từ đó tiến hành các chương trình tiếp cận sau bán hàng với chi phí tốt hơn.
Dù là hình thức thương mại điện tử hay mạng xã hội thì chi phí quảng cáo, chi phí qua live bán hàng sẽ luôn tăng theo thời gian. Đặc biệt, tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn doanh thu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Livestream Flash Sale: Bí Quyết Tăng Vọt Doanh Số Trong Tầm Tay
Kịch bản livestream bán hàng giúp tăng gấp đôi lượt xem
Gã khổng lồ Alibaba Tao Bao chính là người tiên phong trong cuộc cách mạng kết hợp việc phát livestream với 1 gian hàng thương mại điện tử để người tiêu dùng vừa xem giải trí, vừa có thể mua hàng ngay lập tức. Hình thức livestream bán hàng sẽ rút ngắn hành trình mua hàng, từ “biết” đến “mua” lập tức.
Các chương trình như coupon giới hạn chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian giới hạn, live commerce thúc đẩy người mua vào dòng chảy buổi phát bán trực tiếp xuyên suốt.
Live Commerce đóng vai trò như một phễu thu hút lượng traffic mới vào xem live, sau đó truy cập website, kênh bán và kể cả không mua hàng, những tương tác với kênh sẽ trở thành data vô cùng hữu ích với thương hiệu trong kinh doanh và quảng cáo số.
Một số kịch bản livestream bán hàng phổ biến:
- Dùng thử sản phẩm: Nhãn hàng book KOC sử dụng thử sản phẩm. Kịch bản livestream nên giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau, có sự phối hợp và bán combo kèm ưu đãi ‘hot’ để up sale. Việc trải nghiệm thực sự với sản phẩm trực tiếp như sử dụng luôn lên người, mặc trực tiếp…nên được ưu tiên hàng đầu (push sale).
- Phỏng vấn: Điểm key về KOC là cần nổi tiếng, có sức ảnh hưởng mạnh, phù hợp với nhãn hàng để tăng độ phủ và nhận diện thương hiệu, tăng traffic cho nhãn (áp dụng hiệu quả cho nhãn mới ra mắt).
- “Behind-the-scenes”: Khi muốn tăng độ trung thành hoặc khẳng định giá trị thương hiệu sâu sắc hơn thông qua các câu chuyện, nhãn hàng có thể book KOC tới trải nghiệm quá trình sản xuất, nghe những câu chuyện “trong nhà” của nhãn hàng.
Sự phát triển bùng nổ của livestream bán hàng là điều được đoán định, nhưng để trở thành nền tảng kinh tế trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam, còn cần nhiều yếu tố khác. Nếu có cách thể hiện phong phú, nền tảng mạnh, kết hợp với hot streamer, thì có thể tạo sức hút khổng lồ giúp doanh nghiệp hay nhà bán lẻ tăng tốc đến thị trường “triệu đô”.
Sự phát triển của livestream
Sự phát triển của live commerce không chỉ giới hạn ở một ngành cụ thể: Từ thời trang và làm đẹp đến trang trí nhà cửa và điện tử. Xu hướng livestream dự kiến sẽ tiếp tục, với nhiều thị trường và ngành thích hợp hơn; nhằm khám phá các khả năng của thương mại trực tiếp đối với mọi ngành hàng.
Sự nổi lên của các nền tảng truyền thông đã đóng một vai trò quan trọng trong live commerce. Việc tích hợp các tính năng phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến; các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn và khai thác sức mạnh của việc chia sẻ. Sự kết hợp giữa truyền thông xã hội và live commerce dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển hơn nữa.
Với các công nghệ và xu hướng mới nổi lên mỗi ngày, những thương hiệu đi trước xu hướng và nắm bắt công nghệ mới có khả năng thành công lâu dài. Vào 2024, chúng ta có thể kỳ vọng những trải nghiệm phát trực tiếp phong phú và phức tạp hơn. Mang lại trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và tương tác hơn nữa cho người tiêu dùng.
Kết luận
Livestream đã và đang trở thành một công cụ marketing không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Với khả năng tương tác cao, truyền tải thông tin nhanh chóng và tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, giúp các doanh nghiệp tăng cường độ nhận diện thương hiệu, xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07