Phối màu trong thiết kế không chỉ là việc kết hợp các màu sắc lại với nhau mà còn là nghệ thuật tạo nên sự hài hòa và cân đối. Một sự phối màu hiệu quả có thể làm nổi bật thông điệp, tạo cảm xúc và thu hút người xem. Dù là thiết kế đồ họa, nội thất, hay web, việc phối màu đúng cách có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Trong bài viết này, FASTTECH 247 sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các kiến thức căn bản về phối màu trong thiết kế nhé.
Tầm quan trọng của phối màu trong thiết kế
Tạo ấn tượng đầu tiên
Khi nhìn vào một thiết kế, màu sắc là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người xem. Một thiết kế với màu sắc nổi bật và hài hòa có thể làm cho người xem dừng lại và chú ý đến nó ngay từ cái nhìn đầu tiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong các thiết kế quảng cáo, banner, và trang bìa, nơi mà việc thu hút sự chú ý nhanh chóng là yếu tố then chốt. Một quảng cáo sử dụng màu đỏ tươi và vàng thường sẽ có thể thu hút ánh nhìn hơn so với một quảng cáo sử dụng màu xám nhạt và nâu.
Đồng thời với đó, nếu màu sắc trong các thiết kế, sản phẩm của doanh nghiệp được phối màu một cách chuyên nghiệp, khách hàng hoặc những người quan tâm có thể sẽ nâng cao niềm tin cho doanh nghiệp. Những màu sắc được chọn lựa cẩn thận và phối hợp hài hòa tạo ra một ấn tượng về sự chăm chút và chất lượng cao.
Không chỉ có vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Nghiên cứu cho thấy màu sắc có thể tăng cường khả năng ghi nhớ của con người. Một thiết kế với màu sắc nổi bật và hài hòa sẽ dễ dàng được người xem ghi nhớ và nhận diện trong tương lai. Các logo của các ông lớn thường sử dụng màu sắc đơn giản nhưng nổi bật, giúp người xem dễ dàng ghi nhớ và nhận diện ngay lập tức.
Truyền tải thông điệp và cảm xúc
Màu sắc không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn là phương tiện mạnh mẽ để truyền tải thông điệp và gợi lên cảm xúc. Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa riêng và có thể ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của người xem. Trong thiết kế, việc hiểu và áp dụng các ý nghĩa này giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và tạo ra trải nghiệm sâu sắc hơn cho người xem.
Mỗi màu sắc có một tác động tâm lý khác nhau và có thể gợi lên những cảm xúc cụ thể. Có thể lấy ví dụ như màu đỏ thường gắn với sự mạnh mẽ, năng động, và cảm giác khẩn cấp. Màu đỏ có thể kích thích năng lượng và tạo cảm giác cấp bách, do đó thường được sử dụng trong các quảng cáo bán hàng và khuyến mãi. Bởi vậy, các nút “Mua ngay” hoặc “Đăng ký” thường được thiết kế màu đỏ để thu hút sự chú ý và kêu gọi hành động nhanh chóng.
Hay màu xanh lá cây được coi là biểu trưng cho sự tươi mới, thiên nhiên, và sự phát triển. Màu này thường được sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, môi trường, và tự nhiên. Hoặc màu vàng thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, và năng động. Màu vàng thường được sử dụng để tạo cảm giác ấm áp và thu hút sự chú ý. Do đó mà các sản phẩm nhắm đến trẻ em hoặc các chiến dịch quảng cáo mùa hè thường sử dụng màu vàng để gợi lên cảm giác vui vẻ và năng động.
Ngoài ra, việc chọn màu sắc phù hợp giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn. Để lấy ví dụ thì màu xanh dương và xanh lá cây thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp cần tạo cảm giác tin cậy và chuyên nghiệp, như các trang web ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hay việc các thương hiệu thời trang cao cấp thường sử dụng màu tím hoặc vàng trong các chiến dịch quảng cáo để nhấn mạnh sự độc đáo và đẳng cấp của sản phẩm.
Tăng cường độ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Và màu sắc đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình này, giúp tạo ra một hình ảnh thống nhất và dễ nhận diện.
Một bảng màu đặc trưng giúp tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ cho thương hiệu. Việc sử dụng các màu sắc cụ thể trên tất cả các nền tảng và tài liệu liên quan đến thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu của bạn.
Ví dụ như màu đỏ đặc trưng và chữ trắng của Coca-Cola đã trở thành một phần không thể tách rời của thương hiệu. Màu đỏ này không chỉ nổi bật mà còn tạo cảm giác sôi động và năng động. Hay màu xanh ngọc của Tiffany được gọi là “Tiffany Blue” và trở thành biểu tượng của sự sang trọng và tinh tế. Màu sắc này được sử dụng nhất quán trong tất cả các sản phẩm và bao bì của hãng.
Sự nhất quán trong phối màu giúp xây dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất và dễ nhận diện. Khi màu sắc của thương hiệu được sử dụng đồng bộ trên tất cả các tài liệu tiếp thị, trang web, sản phẩm, và bao bì, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện và liên kết với thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, màu sắc còn có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc và lâu dài về thương hiệu. Màu sắc đặc trưng giúp thương hiệu nổi bật trong tâm trí khách hàng và gợi nhớ ngay cả khi không nhìn thấy logo hoặc tên thương hiệu. Nhờ đó mà giúp khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, giúp bạn nổi bật trong thị trường và tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các thương hiệu khác.
6 nguyên tắc cơ bản của phối màu
Trước khi tìm hiểu về các nguyên tắc phối màu, chúng ta cần biết về bánh xa màu (Color wheel).
Bánh xe màu là một công cụ đắc lực cho việc phối màu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. 12 màu trên bánh xe tượng trưng cho mối quan hệ giữa các màu sắc, gồm: 3 màu bậc 1 (đỏ, xanh dương, vàng), 3 màu bậc 2 (cam, tím và xanh lá cây) và 6 màu bậc 3 là sự pha trộn màu bậc 1 và màu bậc 2). Hiểu rõ về bánh xe màu sắc giúp bạn dễ dàng xác định được mối quan hệ giữa các màu và cách chúng kết hợp với nhau.
Ngoài ra còn có một số thông tin cơ bản như:
- Có hai phân cực màu đối lập nhau đó là Màu nóng và Màu lạnh.
- Càng kết hợp màu sắc nhiều với nhau càng có nhiều màu sắc với sắc độ khác nhau, cuối cùng tạo ra được một vòng tròn màu sắc phối màu đẹp cơ bản hoàn chỉnh (hay còn gọi là bảng màu cơ bản).
- Các màu sắc đều có độ bão hòa hoặc độ sáng tối khác nhau, chính là các khái niệm màu Hue, màu Saturation (độ bão hòa) và Value (độ sáng tối).
- Màu sắc có thể đại diện cho cảm xúc, tinh thần và giá trị của con người hoặc của một tác phẩm thiết kế hoàn chỉnh.
Monochromatic – Phối màu đơn sắc
Màu đơn sắc là màu cơ bản nhất khi nói đến trong quy tắc phối màu. Chúng là màu chủ đạo, màu chính trong một sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh và chỉ điều chỉnh màu bằng sắc độ, tức từ màu đậm tới màu nhạt.
Đối với kiểu màu đơn sắc thuần túy này, chúng thường sẽ tạo được cảm giác dễ chịu cho người xem. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp rắc rối khi muốn tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong sản phẩm vì sự đơn điệu của kiểu phối màu đơn sắc.
Phối màu đơn sắc thường được sử dụng nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Nó giúp người xem không bị xao nhãng quá nhiều vào các yếu tố khác mà tập trung hoàn toàn vào yếu tố chính.
Analogous – Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng là cách phối 3 màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Bạn có thể phối 3 màu với tỷ lệ bằng nhau. húng tạo nên sự hài hòa và dễ chịu khi nhìn vào. Tuy nhiên khi nhìn vào thì chúng ta sẽ không thấy được đâu là điểm nhấn, sắc thái chính của thiết kế. Ví dụ như bộ ba xanh dương, xanh lá cây và xanh ngọc.
Với cách phối màu tương đồng, bạn sẽ phải lựa chọn một màu chủ đạo. Đây là màu được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải có sự tương tác tốt với màu chủ đạo. Sau đó, kết hợp với những màu sắc nằm liền kề nó trên bánh xe màu để nhấn nhá các chi tiết quan trọng, và màu còn lại dùng cho các chi tiết phụ.
Complementary – Phối màu tương phản
Khi muốn tạo ra sự nổi bật và bắt mắt cho thiết kế thì cách đơn giản nhất là lựa chọn các cặp màu sắc tương phản, đó chính là những cặp màu nằm đối diện nhau trong bánh xe màu sắc. Các chi tiết quan trọng sẽ trở nên ấn tượng hơn nhờ sử dụng các cặp màu đối xứng.
Khi sử dụng kiểu phối này, bạn nên lựa chọn một màu chủ đạo. Tiếp theo, những màu đối xứng với nó sẽ được chọn làm màu phụ. Lưu ý nho nhỏ, không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt (desaturated colors), vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau.
Split Complementary – Phối màu bổ túc xen kẽ
Kiểu phối màu này được tạo nên bởi 3 màu nằm tại 3 góc khác nhau trên bánh xe màu, tạo thành một hình tam giác đều. Ba màu này kết hợp, bổ sung cho nhau và tạo nên sự cân bằng cho thiết kế.
Kiểu phối màu này rất khó sử dụng khi bạn muốn tạo điểm nhấn cho thiết kế của mình. Tuy nhiên, rất nhiều nhà thiết kế lại rất thích kiểu phối màu này vì nó tạo được sự hài hòa, cân bằng cho thị giác.
Phối màu bổ túc xen kẽ giúp cho các nhà thiết kế có cơ hội khám phá ra các cặp màu lạ, độc đáo cho thiết kế của mình. Ngày nay, kiểu phối màu này được ứng dụng khá nhiều. Thông thường, nhà thiết kế sẽ dùng màu trắng hoặc đen làm màu chủ đạo và lựa chọn màu thứ 3 áp dụng cho các chi tiết phụ là những màu bắt mắt như xanh, đỏ… Đây là cách phối màu an toàn, đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.
Triadic Complementary – Phối màu bổ túc bộ ba
Kiểu phối màu này được tạo nên bởi 3 màu nằm tại 3 góc khác nhau trên bánh xe màu, tạo thành một hình tam giác đều. Ba màu này kết hợp, bổ sung cho nhau và tạo nên sự cân bằng cho thiết kế.
Kiểu phối màu này rất khó sử dụng khi bạn muốn tạo điểm nhấn cho thiết kế của mình. Tuy nhiên, rất nhiều nhà thiết kế lại rất thích kiểu phối màu này vì nó tạo được sự hài hòa, cân bằng cho thị giác.
Rectangular Complementary – Phối màu bổ túc bộ bốn
Đây có thể được coi là kiểu phối màu khó nhất trong 6 kiểu phối màu cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ có được những cặp màu tuyệt vời nếu chịu khó bỏ thời gian, công sức để chọn lựa màu sắc và áp dụng kiểu phối màu này.
Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn được hình thành với 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Điểm mạnh cũng là điểm khác biệt của kiểu phối màu này là sự đối lập và bổ sung giữa 2 cặp màu. Kiểu phối màu này sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn chọn một trong bốn màu làm màu chủ đạo và sử dụng ba màu còn lại làm màu nhấn. Bên cạnh đó, hãy chú ý cân bằng giữa gam màu nóng và gam màu lạnh.
Các công cụ hỗ trợ phối màu
Adobe Color Wheel
Adobe Color là một công cụ trực tuyến mạnh mẽ giúp tạo và quản lý bảng màu. Bạn có thể dễ dàng tạo bảng màu bằng cách chọn các màu trên bánh xe màu sắc, áp dụng các quy tắc phối màu như tương phản, bổ sung, tương cận, và đơn sắc. Adobe Color cũng cho phép bạn lưu bảng màu và chia sẻ chúng với cộng đồng hoặc tích hợp vào các phần mềm thiết kế của Adobe như Photoshop và Illustrator.
Tính năng nổi bật của công cụ này là nó có thể tạo bảng màu dựa trên các quy tắc phối màu, tinh chỉnh màu sắc và xem các kết hợp màu trong thời gian thực. Ngoài ra, bạn có thể tải xuống bảng màu từ công cụ này và tích hợp vào các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp của Adobe.
Color Hunt
Color Hunt là một nền tảng cộng đồng cho phép người dùng chia sẻ và tìm kiếm các bảng màu phong phú và độc đáo. Bạn có thể duyệt qua hàng ngàn bảng màu được tạo bởi các nhà thiết kế khác và lấy cảm hứng cho dự án của mình. Color Hunt cũng cho phép bạn lưu và quản lý các bảng màu yêu thích.
Đến với công cụ này, bạn có thể được tiếp cận và sử dụng hàng ngàn bảng màu xinh đẹp được chia sẻ bởi cộng đồng, đồng thời lưu trữ và phân loại các bảng màu yêu thích. Bạn cũng có thể tìm kiếm bảng màu theo chủ đề và phong cách tùy chọn nữa.
Kết luận
Phối màu trong thiết kế là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng cần nắm vững. Bằng cách hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản, bạn có thể tạo ra những thiết kế đẹp mắt và ấn tượng. Hãy bắt đầu thử nghiệm với bánh xe màu sắc và các công cụ hỗ trợ để tìm ra sự kết hợp hoàn hảo nhất cho dự án của bạn.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07