Quản trị thương hiệu: Bí quyết xây dựng thương hiệu vững mạnh

5/5 - (100 bình chọn)

Thời gian vài năm trở lại đây, quản trị thương hiệu nổi lên như một ngành học hot tại các trường đại học, một lĩnh vực mà những nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Vậy lý do cho sự nóng lên của chủ đề này này là gì? Hãy cùng FASTTECH 247 đi tìm câu trả lời nhé!

Chúng ta đều biết, trong thế giới kinh doanh đầy khốc liệt hiện nay, việc sở hữu một thương hiệu vững mạnh là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bởi lẽ đó, quản trị thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng và duy trì sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đám đông xung quanh, từ đó nâng cao giá trị và thu hút khách hàng tiềm năng.

Khái quát về quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là gì?

Trong Marketing, Quản trị thương hiệu hay Brand Management là một hệ thống các hoạt động toàn diện nhằm xây dựng, phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu ấn tượng và giá trị tích cực trong tâm trí khách hàng. Nó bao gồm việc xác định các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu, đồng thời xây dựng chiến lược truyền tải những giá trị này đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

Quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp
Quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

Các hoạt động chủ chốt trong quản trị thương hiệu bao gồm:

  • Xây dựng nhận thức thương hiệu: Giúp khách hàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu thông qua các chiến dịch marketing, quảng cáo và truyền thông hiệu quả.
  • Định vị thương hiệu: Xác định vị trí độc đáo của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp họ phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.
  • Truyền thông thương hiệu: Truyền tải thông điệp, giá trị và hình ảnh thương hiệu đến khách hàng một cách nhất quán thông qua nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, email marketing,… 
  • Quản lý trải nghiệm khách hàng: Đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tích cực với thương hiệu ở mọi điểm tiếp xúc, từ khi tìm hiểu sản phẩm đến khi sử dụng dịch vụ và sau mua hàng.
  • Phát triển cộng đồng thương hiệu: Tạo dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng, khuyến khích họ tương tác và chia sẻ trải nghiệm của họ với thương hiệu.

So sánh Quản trị thương hiệu và Marketing

Quản trị thương hiệu và Marketing là hai khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động của tự thân chúng và của toàn bộ doanh nghiệp, là những yếu tố quan trọng đóng góp vào việc phát triển và thành công của một tổ chức. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định:

Đặc điểm Quản trị thương hiệu Marketing
Phạm vi Tập trung vào việc xây dựng, phát triển và quản lý một thương hiệu cụ thể để tạo ra giá trị, niềm tin trong tâm trí khách hàng Marketing bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tiếp cận, tương tác với khách hàng để tạo ra giá trị và thúc đẩy khách hàng mua hàng
Tầm nhìn Tập trung vào việc xác định và xây dựng những yếu tố cốt lõi của thương hiệu, bao gồm giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, nhận diện thương hiệu, thông điệp và trải nghiệm khách hàng Tập trung vào các hoạt động như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng, digital marketing, bán hàng
Thời gian Quá trình dài hạn, liên tục, tập trung vào việc xây dựng và bảo vệ giá trị thương hiệu theo thời gian. Các chiến dịch và hoạt động được thực hiện để đạt được mục tiêu ngắn hạn như tăng doanh số bán hàng, nhận diện thương hiệu
Phạm vi quản lý Quản lý và xây dựng giá trị thương hiệu cụ thể, thường được thực hiện bởi một bộ phận hoặc nhóm chuyên gia trong tổ chức. Nhiều hoạt động, bộ phận và chức năng khác nhau trong một tổ chức, bao gồm Marketing, bán hàng, quảng cáo và quan hệ công chúng.

Vai trò của quản trị thương hiệu

Thương hiệu có thể coi là những gì mà người dùng cảm nhận về doanh nghiệp. Đây được xem là chất xúc tác giúp người dùng đưa ra quyết định có mua hàng hay không đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Do đó, quản trị thương hiệu chính là quá trình bạn tạo dựng những lợi thế cạnh tranh vô hình để thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm cũng tương tự nhưng của một tên tuổi khác. Cụ thể hơn thì những vai trò của Brand Management có thể kể đến như:

Gia tăng nhận thức của thị trường

Thị trường ở đây bao gồm cả khách hàng, đối tác kinh doanh lẫn những đối thủ cạnh tranh.

Nhận thức của thị trường về doanh nghiệp
Nhận thức của thị trường về doanh nghiệp

Quản trị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định và xây dựng được những giá trị, hình ảnh cốt lõi của mình và chuyển đổi nó thành khung nhận thức để truyền đạt ra thị trường. Hoạt động này bao gồm việc phát triển các yếu tố chủ chốt của một thương hiệu như tên thương hiệu, logo, slogan, giá trị cốt lõi… để tạo nên một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Trong một thị trường vô cùng rộng lớn và có độ mở sâu như hiện nay, sự khác biệt là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông. Qua việc xác định và xây dựng những giá trị độc đáo của thương hiệu, Brand Management xây dựng được định vị thương hiệu, tạo dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tất cả những điều này sẽ trở thành cơ sở để doanh nghiệp gây ấn tượng trong nhận thức của người tiêu dùng cũng như các đối tác và nhà đầu tư, khiến họ mỗi khi họ có ý định tìm kiếm một sản phẩm hay một dự án đáng để đầu tư nào đó, một trong những cái tên xuất hiện đầu tiên sẽ là doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: 10 cách tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Xây dựng lòng tin và lòng trung thành của khách hàng

Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. 

Đối với những khách hàng tiềm năng, các hoạt động marketing và quảng cáo hiệu quả sẽ thu hút được sự chú ý của họ với thương hiệu. Thông qua việc kích thích sự quan tâm của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, một thương hiệu ấn tượng sẽ góp phần khuyến khích họ tìm hiểu thêm và mua sản phẩm của thương hiệu.

Quản trị thương hiệu tốt tạo ra nhiều khách hàng trung thành
Quản trị thương hiệu tốt tạo ra nhiều khách hàng trung thành

Một nhiệm vụ, đồng thời cũng là vai trò khác của quản trị thương hiệu chính là tạo dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả. Hoạt động này nhằm nâng cao nghiệm khách hàng để khách hàng hài lòng và gắn bó lâu dài với thương hiệu. Nếu áp dụng hiệu quả, công việc này không những làm giảm tỷ lệ mất khách mà doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí nhờ việc khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới.

Gia tăng giá trị doanh nghiệp

Việc áp dụng hiệu quả quản trị thương hiệu sẽ góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách thu hút thêm khách hàng tiềm năng và tăng tần suất mua hàng của khách hàng hiện tại. Đi cùng với tăng doanh thu chính là giảm chi phí nhờ vào việc cắt giảm các khoản chi cho marketing và quảng cáo, bởi thương hiệu đã được nhận diện và tin tưởng bởi khách hàng, được khách hàng hiện tại quảng cáo và tìm kiếm khách hàng mới hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Xem thêm: 5 Yếu Tố Xây Dựng Thương Hiệu Thành Công

Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tạo nên một lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường, và có thể được định giá cao hơn so với một doanh nghiệp mà thương hiệu của họ không được xây dựng, phát triển hoàn thiện.

Quản lý trải nghiệm khách hàng

Hành trình trải nghiệm của khách hàng bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi tiếp cận thương hiệu thông qua các kênh marketing, quảng cáo, truyền miệng… cho đến khi tìm kiếm thông tin về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên website, mạng xã hội hoặc các đánh giá của những người dùng trước đó.

Sau khi đã nghiên cứu kỹ các thông tin tìm được, khách hàng mới đi đến quyết định có mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu hay không. Nếu có, họ sẽ trải nghiệm và chia sẻ những trải nghiệm đó, kèm theo đánh giá về sản phẩm, dịch vụ. Trong trường hợp khách hàng có trải nghiệm tốt, họ có thể sẽ giới thiệu thương hiệu cho người khác.

Và nhiệm vụ của quản trị thương hiệu chính là giúp quản lý trải nghiệm khách hàng từ khi tiếp cận thương hiệu cho đến khi mua hàng và đánh giá dịch vụ sau mua hàng. Bằng cách tạo ra trải nghiệm tích cực, đáp ứng mong đợi của khách hàng, quản trị thương hiệu tạo ra một liên kết tốt hơn và khách hàng trở thành nguồn cảm hứng để lan truyền thương hiệu. 

3 yếu tố giúp quản trị thương hiệu thành công

Để tạo nên một thương hiệu thành công và được nhiều người biết đến thì cần rất nhiều yếu tố. Nhưng chỉ cần 3 yếu tố căn bản dưới đây được triển khai bài bản và phù hợp với mục tiêu thương hiệu, doanh nghiệp của bạn cũng có thể đạt được sự thành công trong việc phát triển thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu/ Brand Awareness

Củng cố độ nhận diện thương hiệu trên thị trường
Củng cố độ nhận diện thương hiệu trên thị trường

Yếu tố này đề cập đến mức độ mà thị trường nhận biết và nhớ đến thương hiệu khi họ tiếp xúc với một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như logo, slogan, tên thương hiệu… Thị trường ở đâu bao gồm tất cả các yếu tố khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và đối thủ cạnh tranh. 

Đồng thời, Brand Awareness giúp phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác. Việc tăng cường độ nhận diện thương hiệu giúp tạo ra nhận thức và ấn tượng của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó tạo cơ hội tiếp cận và tương tác với thị trường một cách hiệu quả.

Xây dựng độ nhận diện thương hiệu để đảm bảo các hoạt động truyền thông cho thương hiệu luôn đi đúng một hướng, đúng một đích đến. Từ đó, doanh nghiệp nhanh chóng tạo dựng và củng cố nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của mình.

Giá trị thương hiệu/ Brand Equity

Brand Equity có thể hiểu là giá trị mà doanh nghiệp đem đến cho đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, là giá trị tổng thể của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó được hình thành từ nhiều yếu tố như: nhận biết thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị thương hiệu,…

Đảm bảo giá trị thương hiệu giúp cải thiện các chỉ số kinh doanh
Đảm bảo giá trị thương hiệu giúp cải thiện các chỉ số kinh doanh

Giá trị thương hiệu đo lường sức mạnh và giá trị tài chính của thương hiệu. Đây là khả năng của thương hiệu để tạo ra lợi nhuận và giữ chân khách hàng dựa trên uy tín, sự tin cậy và hình ảnh tích cực. Một thương hiệu có tài sản thương hiệu cao sẽ có lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lời tốt hơn. Điều này vô cùng có ý nghĩa trong mắt của các nhà đầu tư khi họ quyết định có nên rót vốn và công nghệ cho doanh nghiệp này hay không.

Ngoài ra, Brand Equity còn được hiểu là nhận thức của khách hàng về một thương hiệu, từ đó quyết định được số tiền mà họ sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.Việc xây dựng và tăng cường giá trị thương hiệu giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh, tạo ra lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp và củng cố vị trí của mình trên thị trường mục tiêu.

Lòng trung thành thương hiệu/ Brand Loyalty

Brand Loyalty là sự trung thành thương hiệu, là xu hướng của khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu nhất định trong một thời gian dài, là mục tiêu cuối cùng của chiến lược quản trị thương hiệu. Đây là những yếu tố liên quan đến việc tập trung tạo nên những trải nghiệm tốt của khách hàng khiến cho họ yêu mến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Một thương hiệu có lòng trung thành cao thì sẽ có khách hàng ổn định và bền vững. Khi đã có tệp khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ không phải hoặc hạn chế tham gia “cuộc đua” về giá. Thậm chí doanh nghiệp hoàn toàn có thể định giá cao hơn so với những sản phẩm dịch vụ cùng phân khúc mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức và chi phí cho các hoạt động marketing, quảng cáo vẫn có thể giữ chân khách hàng. 

Apple là thương hiệu vô cùng thành công trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Apple là thương hiệu vô cùng thành công trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Một ví dụ vô cùng phổ biến về Brand Loyalty chính là những người dùng của Apple. Họ thường có xu hướng sẵn sàng mua các sản phẩm/ dịch vụ của Apple, ngay cả khi chúng có giá cao hơn, hoặc có những tiện ích không bằng so với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Gần như những sản phẩm công nghệ mà những người tiêu dùng này sử dụng đều thuộc hệ sinh thái Apple.

Kết luận

Tóm lại, quản trị thương hiệu không chỉ là vấn đề về việc tạo ra thương hiệu mà còn phải hiểu những sản phẩm nào có thể phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải vận hành, có những hoạt động như nào để duy trì và phát triển thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào quản trị thương hiệu để xây dựng và phát triển thật mạnh mẽ, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Liên hệ FASTTECH 247:

  • Đường dây nóng: 08.666.02302
  • FanPage: FASTTECH 24/07
  • Tiktok: FASTTECH 24/07

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.