Twitch – một nền tảng livestream vô cùng phổ biến trong cộng đồng những người người chơi các trò chơi trực tuyến với hơn 2,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu về nền tảng phát trực tuyến hàng đầu này hay chưa?
Hôm nay, hãy cùng FASTTECH 247 tìm hiểu thêm các thông tin về Twitch và cách tận dụng tài nguyên của nó vào công việc livestream của bạn nhé!
Giới thiệu về Twitch
Từ một kênh lẻ của Justin.tv trong năm 2011 cho tới khi được mua lại với giá trị 1 tỷ USD bởi Amazon vào năm 2014, Twitch đã thống trị lượt xem eSports và dẫn dắt sự phát triển của thị trường live stream. Vào thời điểm thương vụ mua lại xảy ra, nhiều người bên ngoài ngành game và truyền thông còn không hề hay biết tới Twitch và cảm thấy bất ngờ khi Amazon sẽ trả ra 1 tỷ để có nó.
Với những ai hay chơi game, đặc biệt là những trò chơi ở dạng eSports (thể thao điện tử), thì phần lớn đều đã nghe qua hoặc thường xuyên theo dõi Twitch TV. Tuy nhiên những ai không mê điện tử thì chắc chắn sẽ tự đặt câu hỏi tương tự như trên. Vì thế để giúp các bạn hiểu hơn về dịch vụ truyền tải video game lớn nhất này, bài viết sẽ cho các bạn một cái nhìn cơ bản nhất về Twitch cũng như quá trình hình thành của nó.
Nói một cách dễ hiểu nhất, Twitch là một trang chia sẻ video trực tuyến chuyên về game được lập ra vào năm 2011, hiện nay mỗi tháng có hơn 1 triệu người dùng cùng tải video chơi game của họ lên đây, bên cạnh đó là 45 triệu người xem khác. Nếu chúng ta xem YouTube là trang chia sẻ video online số 1 trên thế giới thì Twitch ở một khía cạnh khác là một trang streaming video game vô cùng lớn.
Twitch, bên cạnh nền web, hiện giờ đang có ứng dụng trên cả iOS và Android, bạn nào hay vào Twitch.tv sẽ thấy Twitch giống như một bộ sưu tập game, có tất cả những game từ cổ điển cho đến hiện đại. Đặc biệt hơn, những game vốn chỉ trên nền di động như Clash of Clans hay game trên Nintendo 3DS như Zelda, Pokemon X/Y vẫn có mặt trên Twitch.
Những lợi ích chính của ứng dụng Twitch
Nổi bật là thế, vậy những lợi ích chính mà Twitch mang lại cho người dùng của mình là gì, hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
Theo dõi các video trực tiếp về đa dạng các thể loại
Một trong những điểm mạnh nhất của Twitch là tính đa dạng của nội dung. Trên Twitch, bạn có thể tìm thấy mọi loại nội dung từ các buổi livestream chơi game mới nhất đến các buổi talkshow.
Với xuất phát điểm là một nền tảng stream game, Twitch vẫn luôn là kẻ đi đầu trong lĩnh vực này. Từ các livestream về các trận game thông thường của người dùng, cho đến các trận đấu kịch liệt, hay các sự kiện Esports độc quyền phát sóng hoặc được các streamer hàng đầu co-stream. Có không ít các tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ chuyên nghiệp đang livestream độc quyền trên nền tảng này, có thể kể đến như streamer kiêm tuyển thủ Valorant hàng đầu thế giới Tyson “Tenz” Văn Ngô, hay cựu tuyển thủ, kiêm bình luận viên Liên minh huyền thoại chuyên nghiệp Caedrel.
Nền tảng này không chỉ dành cho người chơi game mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, nghệ thuật sống, nấu ăn, giải trí và thậm chí cả giáo dục. Twitch có một cộng đồng streamer lớn và đa dạng, bao gồm cả những người chuyên nghiệp và nghiệp dư, từ đó thu hút người dùng từ mọi tầng lớp xã hội và sở thích.
Tương tác với streamer
Một trong những điều thú vị nhất khi xem phát trực tiếp trên Twitch là khả năng tương tác với streamer. Người dùng có thể tham gia vào cuộc trò chuyện trực tiếp với streamer và những người xem khác, tạo ra trải nghiệm xem thú vị hơn.
Ngoài ra, Twitch cũng cung cấp các tính năng tương tác khác, chẳng hạn như chat, emote, overlay và các tính năng tương tác khác như tặng quà, đăng ký kênh và sử dụng biểu tượng cảm xúc.
Một tính năng độc đáo có thể kể đến ở đây là Hype Chat, giúp người xem đảm bảo rằng các streamer yêu thích sẽ chú ý đến bình luận của mình. Hype Chat được cung cấp với 10 mức giá khác nhau tùy thuộc vào mức độ hiển thị bình luận mà người dùng mong muốn. Tính năng này không chỉ là cơ hội để donate cho người sáng tạo nội dung yêu thích, mà còn tăng khả năng thu hút sự chú ý của họ. Hơn nữa, nếu những người sáng tạo này nắm giữ tư cách đối tác của Twitch, họ sẽ được giữ lại 70% số tiền được donate trong livestream.
Tính năng “Điểm kênh”
Việc người xem thường xuyên theo dõi một kênh livestream trong thời gian dài không chỉ mang lại lợi ích cho streamer ấy, mà cũng có lợi cho chính người xem, nhờ vào cơ chế tích lũy “điểm kênh” theo thời gian. Những điểm này có thể được sử dụng để nhận phần thưởng như mở khóa biểu tượng cảm xúc, phát âm thanh cụ thể, tin nhắn chuyển văn bản thành giọng nói, gửi tin nhắn được đánh dấu.
Nếu bạn theo dõi ai đó sẽ được cấp 300 điểm. Trong khi truy cập kênh của họ mỗi ngày, bạn sẽ nhận được điểm thưởng cho ‘Watch Streak’, từ +300 đến +450 điểm, tùy thuộc vào thời gian bạn theo dõi liên tục. Càng thu thập được nhiều điểm, bạn càng có cơ hội đổi được phần thưởng tốt hơn.
Tạo nguồn thu nhập cho streamer
Khả năng kiếm tiền là một trong những yếu tố quan trọng giúp Twitch thu hút các streamer và người xem. Twitch cung cấp cho các nhà phát triển nội dung nhiều cơ hội để kiếm tiền từ nội dung của họ. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất để kiếm tiền trên Twitch:
Đăng ký theo dõi: Người xem có thể đăng ký kênh của bạn với giá 4,99 USD/tháng hoặc 9,99 USD/tháng. Bạn sẽ nhận được 50% doanh thu từ các đăng ký theo dõi.
Bit: Bit là một loại tiền tệ kỹ thuật số trên Twitch mà người xem có thể sử dụng để tặng cho các nhà phát triển nội dung. Bạn sẽ nhận được 80% giá trị của mỗi Bit mà người xem sử dụng. Người xem thông thường sẽ donate Twitch Bit với các tin nhắn được cá nhân hóa và hoạt ảnh sống động, mang tinh thần “cổ vũ”.
Quảng cáo: Twitch sẽ hiển thị quảng cáo trước, trong và sau các buổi phát trực tiếp của bạn. Bạn sẽ nhận được một phần doanh thu từ các quảng cáo này.
Twitch Drops: Với tính năng này, người dùng có thể gửi quà tặng ảo hoặc “phần thưởng” cho những streamer yêu thích của họ trong khi phát sóng. Những phần thưởng này thường ở dạng vật phẩm trong trò chơi hoặc phần thưởng kỹ thuật số khác mà streamer có thể sử dụng hoặc tặng lại cho khán giả của mình, miễn là các bên cảm thấy phù hợp.
Đổi lại, với những đóng góp này, người xem có thể nhận được nhiều đặc quyền khác nhau như biểu tượng cảm xúc độc quyền hoặc quyền truy cập vào các phòng trò chuyện đặc biệt trong giao diện trò chuyện.
Hợp tác thương hiệu: Bạn có thể hợp tác với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Bạn sẽ nhận được một khoản tiền hoặc hàng hóa để đổi lấy việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Kiếm tiền trên Twitch có thể là một cách tuyệt vời để biến niềm đam mê của bạn thành một công việc kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần có thời gian và không ngừng nỗ lực để xây dựng một cộng đồng nếu mong muốn kiếm được một số tiền đáng kể từ Twitch.
Phân loại livestream theo từng danh mục
Bộ lọc chương trình livestream theo từng danh mục của Twitch là một tính năng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ yêu thích. Bộ lọc này cho phép người dùng lọc chương trình live stream theo các danh mục khác nhau, chẳng hạn như game, âm nhạc, thể thao, trò chuyện và nhiều chủ đề khác.
Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc này để tìm kiếm các chương trình live stream cụ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn xem các chương trình livestream về game Liên minh huyền thoại – League of Legends, hãy nhập “League of Legends” vào ô tìm kiếm và chọn danh mục “Game”.
Thường xuyên cập nhật tính năng mới
Twitch luôn cập nhật các tính năng mới để cải thiện trải nghiệm của người dùng. Một số tính năng mới gần đây của Twitch bao gồm:
Twitch Clips: Với tính năng nàys, việc lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc ấn tượng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể tạo ra các đoạn clip ngắn từ bất kỳ buổi livestream nào trên Twitch, chia sẻ chúng với bạn bè, mạng xã hội hoặc lưu trữ trong bộ sưu tập cá nhân. Twitch Clips mang đến cho người dùng cơ hội lưu giữ những khoảnh khắc yêu thích, đồng thời góp phần lan tỏa những nội dung sáng tạo và độc đáo đến với cộng đồng Twitch rộng lớn.
Twitch Collections: Tính năng này cho phép người dùng tạo và lưu trữ các buổi livestream yêu thích của họ một cách khoa học và logic. Bạn có thể phân loại các buổi livestream theo chủ đề, streamer, trò chơi hoặc bất kỳ tiêu chí nào phù hợp với sở thích của bản thân. Việc tổ chức kho tàng livestream theo chủ đề giúp bạn dễ dàng truy cập lại những nội dung yêu thích, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm khám phá nội dung trên Twitch.
Chat Replay: Tính năng “Chat Replay” cho phép người dùng xem lại cuộc trò chuyện từ các chương trình phát trực tiếp đã qua.
Video On Demand: Tính năng này giúp người dùng xem lại các chương trình phát trực tiếp mà họ đã bỏ lỡ hoặc muốn xem lại bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, trên mọi thiết bị có kết nối internet.
Twitch Prime – Lợi ích cho hội viên
Đối với những tín đồ Twitch thực thụ, Twitch Prime chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với thế giới đặc quyền VIP đầy hấp dẫn. Khi đăng ký Twitch Prime, bạn sẽ được hưởng hàng loạt lợi ích độc quyền như:
Truy cập miễn phí vào các trò chơi và nội dung độc quyền: Twitch Prime thường xuyên mang đến cho người dùng những tựa game miễn phí và các nội dung độc quyền từ các streamer nổi tiếng.
Kênh miễn phí mỗi tháng: Mỗi tháng, bạn sẽ được miễn phí đăng ký một kênh Twitch yêu thích, giúp bạn ủng hộ streamer và nhận được những đặc quyền dành riêng cho người đăng ký.
Biểu tượng cảm xúc độc quyền: Thể hiện cá tính và sự khác biệt của bạn với các biểu tượng cảm xúc độc quyền chỉ dành riêng cho Twitch Prime.
Trò chuyện miễn phí: Tham gia trò chuyện với streamer và cộng đồng mà không cần lo lắng về quảng cáo.
Màu sắc chat độc đáo: Nổi bật giữa đám đông với màu sắc chat độc đáo chỉ dành cho Twitch Prime.
Hướng dẫn phát livestream trên Twitch
Tạo tài khoản
Truy cập vào trang web chính thức của Twitch để tải xuống hoặc tải trực tiếp ứng dụng Twitch từ Google Play và App Store để đảm bảo tính an toàn của ứng dụng. Sử dụng ứng dụng trên máy tính giúp bạn được sử dụng tối đa mọi tính năng của nó. Còn nếu sử dụng bằng điện thoại, bạn có thể xem các chương trình livestream ở mọi lúc, mọi nơi, vừa có thể truy cập vào Bảng điều khiển của người sáng tạo để điều chỉnh các thiết lập cơ bản, chạy quảng cáo và thậm chí là phát sóng trực tiếp.
Sau khi tải xuống, hay đăng nhập vào tài khoản có sẵn của bạn. Nếu chưa có tài khoản Twitch, bạn cần tạo ngay một tài khoản. Đừng quên bật “Xác thực hai yếu tố” để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.
Thiết lập kênh của bạn và tùy chỉnh để tối ưu hóa
Bước đầu tiên trong thiết lập kênh chính là chỉnh sửa ảnh hồ sơ và thông tin cá nhân, để đảm bảo người xem mới biết bạn là ai khi họ khám phá ra kênh của bạn. Tất cả các vị trí mà bạn có thể tùy chỉnh để thể hiện cá tính và xây dựng thương hiệu của bản thân đều đã có sẵn trên giao diện của ứng dụng, vô cùng dễ tìm và dễ thực hiện.
Tiếp đó, bạn cần thiết lập bố cục livestream sao cho phù hợp với nhu cầu của cá nhân, bao gồm việc thêm vào các nguồn video, overlay, điều chỉnh lại webcam và widget…
Để tối ưu hóa hiệu quả của buổi livestream, hãy nhớ đảm bảo chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt nhất có thể. Vào tab “Hiệu ứng” và “Âm thanh” để thêm các âm thanh, cùng các hiệu ứng mong muốn vào buổi livestream của bạn.
Bắt đầu livestream
Trước khi nhấn nút “Bắt đầu livestream”, đừng quên đặt tiêu đề, chọn danh mục và chọn thẻ cho chương trình phát sóng trực tiếp của bạn để người xem có thể dễ dàng tìm thấy bạn.
Trong khi diễn ra, hãy nhớ tương tác với người xem bằng chatbot, bình luận và các polls. Bạn cùng đừng quên cảm ơn người xem mỗi khi họ donate cho bạn nhé!
Kết luận
Tóm lại, Twitch không chỉ là nền tảng streaming – mà đó còn là một cộng đồng của những người yêu thích sự sáng tạo và giao lưu kết nối trực tuyến. Điều này chứng minh rằng, nhờ những tính năng độc đáo trên, Twitch sẽ luôn là điểm dừng chân nổi bật không bao giờ “hạ nhiệt” trong thế giới của cộng đồng Streamer.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07