Trong thời gian gần đây, công nghệ Blockchain đã và đang dần trở thành xu hướng trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Có thể nói, ngành công nghệ này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, từ lĩnh vực tài chính, sản xuất cho đến cả giáo dục hoặc năng lượng, bao gồm cả livestream.
Với khả năng cung cấp sự minh bạch và bảo mật cao, blockchain có thể mang lại những cải tiến đáng kể cho ngành công nghiệp livestream. Vậy hôm nay, bạn hãy cùng FASTTECH 247 đi tìm hiểu về công nghệ mới này và ứng dụng của nó trong lĩnh vực livestream nhé!
Blockchain Là Gì?
Khái niệm
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài. Trong trường hợp có thêm thông tin mới, chúng sẽ được lưu vào khối mới và được nối vào khối cũ, để tạo thành một chuỗi mới. Nhờ vào đó, thông tin cũ trong công nghệ chuỗi khối không bị mất đi.
Vậy, ưu điểm của công nghệ Blockchain là gì?
Ưu điểm của công nghệ chuỗi khối đó là các thông tin này không chỉ nằm trên một máy chủ duy nhất, mà chúng có thể được sao lưu và phân phối một cách hoàn toàn tự động thông qua nhiều máy chủ khác nhau đã kết nối với hệ thống Blockchain, giúp cho mọi người có thể xem và kiểm tra thông tin giao dịch của mình một cách dễ dàng và an toàn nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu các tình trạng như gian lận, giúp đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng và có mức độ an toàn thông tin cao.
Phân loại Blockchain
Public Blockchain (Chuỗi khối công khai): Đây là loại blockchain mở, cho phép mọi người đều có thể tham gia, xác minh và thực hiện giao dịch. Ví dụ điển hình của loại công nghệ chuỗi khối này là Bitcoin và Ethereum. Trong loại Chuỗi khối công khai, mọi giao dịch đều công khai và minh bạch, nhưng không ai có thể kiểm soát hoặc thay đổi dữ liệu đã được ghi vào Blockchain.
Private Blockchain (Chuỗi khối riêng tư): Khác với Public Blockchain, Private Blockchain chỉ cho phép một số người dùng cụ thể tham gia. Loại Blockchain này thường được sử dụng trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp để đảm bảo quyền truy cập và quyền thực hiện giao dịch được kiểm soát chặt chẽ. Chuỗi khối riêng tư giúp tăng cường bảo mật và quản lý hiệu quả hơn so với Chuỗi khối công khai.
Permissioned Blockchain (Chuỗi khối có quyền hạn): Đây là một dạng của Private Blockchain, nhưng người dùng được cung cấp một số tính năng đặc quyền khác tùy thuộc vào bên thứ ba cung cấp. Chuỗi khối có quyền hạn thường được sử dụng trong các môi trường doanh nghiệp để đảm bảo sự linh hoạt và kiểm soát cao đối với quyền truy cập và quyền thực hiện giao dịch.
Ứng dụng của Blockchain trong đời sống
Tiền điện tử
Blockchain nổi tiếng nhất với việc hỗ trợ các loại tiền điện tử, điển hình là Bitcoin. Bitcoin không chỉ là đồng tiền điện tử đầu tiên mà còn là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất, với tính năng không thể thay đổi và minh bạch của blockchain giúp tăng cường tính bảo mật và tính toàn vẹn của các giao dịch tài chính.
Hợp đồng thông minh
Blockchain cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contracts), là những hợp đồng tự động thực thi khi các điều kiện được đáp ứng. Điều này làm cho các giao dịch trở nên minh bạch, an toàn và không thể thay đổi.
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hợp đồng thông minh được sử dụng trong các giao dịch tài chính lớn, cho phép tự động hóa các khoản thanh toán, giải quyết hợp đồng bảo hiểm, và quản lý các khoản vay mà không cần qua trung gian. Còn với các giao dịch mua bán bất động sản có thể được thực hiện nhanh chóng và an toàn, với quyền sở hữu và các điều khoản được mã hóa và lưu trữ trên blockchain.
Bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư
Blockchain được ứng dụng trong việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu cá nhân, giúp ngăn chặn gian lận và tăng cường bảo mật thông tin. Các dữ liệu được mã hóa và chỉ có thể được truy cập bởi những người có quyền hợp pháp.
Xem thêm: Công Nghệ Livestream VR/AR: Tương Lai Của Trải Nghiệm Trực Tuyến
Các hệ thống quản lý danh tính phi tập trung (DID) sử dụng blockchain để cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát hoàn toàn thông tin cá nhân của mình, ngăn chặn việc lạm dụng và rò rỉ dữ liệu. Ngoài ra, một số quốc gia đang thử nghiệm việc sử dụng blockchain để cấp phát chứng minh nhân dân kỹ thuật số, giúp bảo vệ thông tin và xác thực danh tính một cách an toàn.
Quản lý chuỗi cung ứng
Blockchain giúp theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và minh bạch từ nguồn gốc sản phẩm đến quá trình phân phối. Điều này giúp giảm thiểu gian lận, cải thiện hiệu quả và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng.
Một số tập đoàn lớn hàng đầu thế giới cũng đang thử nghiệm công nghệ mới trong quản lý chuỗi cung ứng của họ trên toàn cầu. Như Walmart đã sử dụng blockchain để theo dõi nguồn gốc thực phẩm từ nông trại đến cửa hàng, giúp nhanh chóng xác định và loại bỏ các sản phẩm bị nhiễm khuẩn. Hay Pfizer sử dụng blockchain để theo dõi nguồn gốc và quá trình vận chuyển dược phẩm, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu hàng giả.
Y tế
Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế, giúp việc chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Với việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế điện tử, chỉ những người có quyền truy cập hợp pháp như bác sĩ và bệnh nhân mới được phép truy cập vào hồ sơ bệnh án. Nhờ đó mà các thông tin cá nhân nhạy cảm có thể được bảo mật ở cấp độ cao hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng có thể chia sẻ dữ liệu y tế qua blockchain, đảm bảo rằng thông tin bệnh nhân luôn được cập nhật và chính xác mà không phải lo ngại về rủi ro bảo mật.
Ứng Dụng Của Blockchain Trong Livestream
Livestream đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để kết nối mọi người và chia sẻ thông tin. Nền tảng này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ giải trí, giáo dục đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, livestream cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như gian lận, nội dung độc hại và vi phạm bản quyền.
Công nghệ chuỗi khối nổi lên như một giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề này. Với khả năng cung cấp sự minh bạch và bảo mật, công nghệ chuỗi khối có thể cách mạng hóa ngành công nghiệp livestream.
Bảo đảm tính minh bạch trong livestream
Blockchain cho phép ghi lại mọi giao dịch và thay đổi liên quan đến nội dung livestream trong một sổ cái phân tán. Điều này đảm bảo rằng tất cả các hành động đều được theo dõi và không thể bị giả mạo.
Với khả năng như vậy, công nghệ chuỗi khối giúp quản lý bản quyền, xác nhận quyền sở hữu nội dung, đảm bảo rằng tác giả hoặc nhà sản xuất nội dung nhận được quyền lợi xứng đáng. Việc theo dõi và xác minh nguồn gốc nội dung trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này tạo ra một môi trường lành mạnh, giảm thiểu gian lận và đảm bảo rằng mỗi tác phẩm sáng tạo đều được công nhận đáng với giá trị của nó.
Bên cạnh đó, công nghệ này giúp người dùng theo dõi doanh thu, các khoản thanh toán từ quảng cáo hoặc người xem có thể được ghi lại minh bạch trên blockchain, giảm thiểu rủi ro gian lận.
Xem thêm: “Tiền ảo” cạm bẫy giới trẻ, có phải là chứng khoán không?
Để ví dụ thì khi một sự kiện được phát trực tiếp, mọi giao dịch liên quan như thanh toán cho người biểu diễn, bản quyền âm nhạc và doanh thu quảng cáo đều có thể được ghi lại trên blockchain, giúp tất cả các bên liên quan theo dõi và xác minh một cách minh bạch, tránh những tranh cãi, kiện tụng hoặc bị thanh tra, kiểm tra sau này.
Bảo mật nội dung livestream
Thông qua việc sử dụng cơ chế mã hóa phức tạp, Blockchain giúp người dùng bảo vệ nội dung livestream khỏi các cuộc tấn công mạng và vi phạm bản quyền.
Trước khi nội dung được phát sóng, blockchain có thể được sử dụng để xác minh tính hợp pháp của nội dung. Hệ thống sẽ kiểm tra và xác nhận quyền sở hữu bản quyền, đảm bảo chỉ những nội dung được cấp phép mới được phát trực tiếp. Một ứng dụng thường thấy của công nghệ chuỗi khối trong việc bảo mật nội dung chính là nó sẽ bảo vệ việc video trực tiếp của một sự kiện thể thao hay buổi hòa nhạc bị sao chép hoặc phát tán bất hợp pháp trên mạng xã hội, hay còn gọi là “chiếu lậu”.
Đồng thời, nó còn bảo vệ thông tin cá nhân của người xem, ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm. Dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm được mã hóa trước khi được lưu trữ trên blockchain, đảm bảo chỉ những người có khóa mã hóa mới có thể truy cập.
Phân quyền và tự động hóa
Blockchain có thể phân quyền hóa và tự động hóa nhiều quy trình trong livestream, từ thanh toán đến quản lý bản quyền.
Một hình thức thường thấy của công nghệ chuỗi khối có thể được áp dụng vào hoạt động livestream là các hợp đồng thông minh (smart contracts) tự động thực hiện các điều khoản hợp đồng khi các điều kiện được đáp ứng. Ví dụ, khi một video livestream đạt đủ số lượt xem hoặc thời gian phát sóng theo hợp đồng, một hợp đồng thông minh trên blockchain có thể tự động thực hiện việc thanh toán cho nhà sáng tạo nội dung.
Bên cạnh đó, công nghệ chuỗi khối còn có thể phân phối nội dung trực tiếp từ người tạo đến người xem mà không cần qua trung gian. Nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng và tăng tính bảo mật cho hoạt động livestream cũng như các hoạt động liên quan khác của doanh nghiệp.
Những thách thức và giải pháp
Chi phí và công nghệ cao
Thách thức đầu tiên đối với các doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, trong đó có livestream chính là vấn đề về chi phí và công nghệ. Blockchain yêu cầu một hệ thống máy chủ mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng mạng tốt, điều này có thể tạo ra chi phí đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ livestream.
Để giảm thiểu áp lực từ vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng blockchain đã phát triển và phổ biến như Ethereum hoặc Hyperledger để giảm chi phí phát triển ban đầu. Hoặc một lựa chọn khác chính là hợp tác với các công ty công nghệ chuỗi khối có kinh nghiệm để xây dựng và duy trì hệ thống.
Thách thức về quy định pháp lý
Blockchain là một lĩnh vực còn mới mẻ và rất non trẻ. Bởi vậy, các quy định pháp lý liên quan đến blockchain vẫn còn tương đối thiếu chặt chẽ và khác nhau giữa các quốc gia, gây khó khăn cho việc ứng dụng rộng rãi.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính xác hay hành lang pháp lý cụ thể để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Tuy nhiên, tại nhiều quyết định của chính phủ Việt Nam, Blockchain đang trở thành một trong những công nghệ được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng.
Xem thêm: Những vấn đề pháp lý về công nghệ Blockchain tại Việt Nam
Về giải pháp cho tình trạng này, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cần làm việc chặt chẽ với nhau để đưa ra được một hành lang pháp lý vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích cho quốc gia và nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, là một doanh nghiệp, bạn cũng cần phải theo dõi và cập nhật kịp thời các thay đổi trong quy định pháp lý để đảm bảo hoạt động của blockchain phù hợp với pháp luật, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Sở dĩ phải làm như vậy là bởi vì, một doanh nghiệp trong thời đại 4.0 không thể chỉ hoạt động ở quốc gia của mình, mà phải hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Thách thức về khả năng mở rộng
Việc mở rộng hệ thống blockchain để xử lý một lượng lớn giao dịch trong thời gian ngắn vẫn là một thách thức lớn. Việc mở rộng hệ sinh thái Blockchain đòi hỏi sự đồng lòng từ tất cả các bên tham gia. Nhưng với tính chất không ngừng mở rộng của ngành truyền thông và giải trí nói chung và livestream nói riêng, việc này trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Để ứng đối với thử thách này, bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp kỹ thuật, việc tạo ra các liên minh hoặc tổ chức Blockchain chuyên ngành cũng là một giải pháp cần thiết để có thể giúp tối ưu hóa quá trình đồng thuận và đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành.
Bên cạnh đó, sử dụng các giải pháp Layer 2 như các công nghệ như Lightning Network hoặc Plasma có thể giúp tăng khả năng mở rộng của blockchain bằng cách xử lý các giao dịch ngoài chuỗi chính. Các doanh nghiệp cũng cần phải liên tục cập nhật và áp dụng các cải tiến mới trong công nghệ blockchain như sharding để tăng cường khả năng mở rộng.
Kết luận
Việc ứng dụng blockchain trong livestream mang lại nhiều lợi ích về minh bạch và bảo mật, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Bằng cách áp dụng các giải pháp phù hợp, các doanh nghiệp có thể vượt qua những thách thức này và tận dụng tối đa tiềm năng của blockchain để cải thiện trải nghiệm người dùng và bảo vệ nội dung livestream.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07