Công Nghệ Livestream VR/AR: Tương Lai Của Trải Nghiệm Trực Tuyến

5/5 - (100 bình chọn)

Livestream đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống số hóa của chúng ta. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, VR (thực tế ảo) và AR (thực tế tăng cường) đang thay thế các công nghệ livestream truyền thống, hứa hẹn mang đến cho chúng ta những trải nghiệm livestream chân thực và sống động hơn bao giờ hết.

Trong bài viết này,  FASTTECH 247 sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về công nghệ VR/AR và chúng đang thay đổi cách chúng ta trải nghiệm livestream như thế nào.

Livestream VR: Đưa Bạn Vào Trải Nghiệm Livestream

Thực tế ảo, hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.

Công nghệ thực tế ảo VR
Công nghệ thực tế ảo VR

Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác.

VR mang đến cho người xem một trải nghiệm hoàn toàn mới, đưa họ vào một không gian ảo nơi họ có thể tương tác trực tiếp với nội dung livestream. Với kính thực tế ảo, người dùng có thể tham gia vào các buổi biểu diễn, hội thảo hoặc sự kiện thể thao như thể họ đang có mặt tại đó.

Ưu điểm

Để nói về điểm mạnh của VR, điều đầu tiên chính là công nghệ này mang lại những trải nghiệm sống động cho người dùng. Người xem có thể nhìn xung quanh và khám phá không gian ba chiều được giả lập mà vẫn có cảm giác chân thực như thể đang thực sự tham gia vào sự kiện, giúp bạn kết nối với nội dung ở mức độ sâu sắc hơn. Điều này đặc biệt hấp dẫn trong các sự kiện âm nhạc, thể thao hoặc du lịch.

Bên cạnh đó, nhờ vào công nghệ VR, người xem xem có thể tương tác trực tiếp với môi trường ảo, chẳng hạn như chọn góc nhìn, di chuyển trong không gian, hoặc tham gia vào các hoạt động ảo. Điều này tạo ra một mức độ tham gia và tương tác cao hơn nhiều so với livestream truyền thống, nơi mà người xem chỉ thụ động ngồi trước màn hình và xem, đôi khi bình luận nên rất dễ cảm thấy nhàm chán.

Bởi những lợi ích mà mình mang lại, VR livestream đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, giải trí, thương mại điện tử, và chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như trong giáo dục, VR có thể tạo ra các lớp học ảo; trong giải trí, nó mang lại trải nghiệm xem phim hoặc chơi game sống động.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào lớp học
Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào lớp học

Nhược điểm

Tuy nhiên, công nghệ mới này muốn được áp dụng rộng rãi cũng sẽ vướng phải rất nhiều thách thức. Đầu tiên là về vấn đề chi phí, khi mà muốn trải nghiệm livestream VR thì người xem cần phải có kính thực tế ảo và thiết bị tương thích, còn người bán phải có đầy đủ cả công cụ, công nghệ và nhân lực vận hành để có thể tạo ra một thế giới giả lập chỉn chu nhất. 

Không chỉ vậy, việc sử dụng kính VR trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu. Điều này sẽ vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.

Tuy đây đã không còn là một công nghệ quá mới mẻ, nhưng với sự hạn chế của các nguồn lực như chi phí, nhân sự, công nghệ, tri thức,… số lượng kịch bản còn hạn hẹp nên số nội dung chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dùng.

Livestream AR: Kết Hợp Thế Giới Thực Với Livestream

Thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển trên nền tảng công nghệ thực tế ảo VR, mô phỏng trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. 

Một ví dụ để bạn có thể hình dung rõ hơn về công nghệ này: Khi người dùng chơi game Pokemon GO sẽ được quan sát và điều khiển các Pokemon trong game, điểm đặc biệt là không gian xung quanh các Pokemon được lấy từ hình ảnh thực tế do camera thu được. Như vậy trong trường hợp trên, hình ảnh camera ghi được và hiển thị trên game là thực tế, kết hợp các yếu tố ảo hóa như Pokemon và các công trình khác đi kèm, tất cả sẽ được gọi chung là thực tế ảo tăng cường AR. 

Game AR Pokémon GO nổi tiếng một thời
Game AR Pokémon GO nổi tiếng một thời

Thay vì cô lập người dùng trong một môi trường khác như thực tế ảo, công nghệ AR thường tập trung vào việc kết hợp thế giới thực và thông tin ảo. Thông qua việc sử dụng công nghệ này, sự vật, hiện tượng trong thế giới thực được mô phỏng dưới dạng 3D và hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thiết bị di động. Để cung cấp cho người dùng trải nghiệm thực tế và sống động hơn, thực tế tăng cường cũng bao gồm âm nhạc, hình ảnh, video bổ sung… Bạn có thể giao tiếp trực tiếp với môi trường vật lý xung quanh mình nhờ công nghệ này.

AR không chỉ tạo ra môi trường ảo hoàn toàn mới mà còn bổ sung các yếu tố ảo vào thế giới thực. Điều này cho phép người dùng nhìn thấy các đối tượng ảo xuất hiện trong không gian thực tế của họ khi đang xem livestream.

Xem thêm: Livestream Bứt Phá Cùng Trí Tuệ Nhân Tạo: Tận Dụng Để Thắng Lớn

Ưu điểm

Cũng giống như Công nghệ thực tế ảo, Công nghệ Thực tế tăng cường cũng tạo ra những trải nghiệm phong phú cho người dùng. AR tạo ra một sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo, giúp người xem có trải nghiệm phong phú và thú vị hơn. Ví dụ, trong một buổi trình diễn thời trang, người xem có thể nhìn thấy các mẫu thiết kế ảo xuất hiện trên sân khấu thực.

Thêm vào đó, AR còn cho phép người xem được tương tác trực tiếp với các yếu tố ảo, chẳng hạn như nhấn vào các biểu tượng để nhận thêm thông tin, thử sản phẩm ảo hoặc tham gia các trò chơi tương tác. Người xem có thể trực tiếp tương tác như thể họ đang có mặt tận nơi, tận tay thử sản phẩm.

Với những lợi ích mà mình mang lại, AR livestream rất hữu ích trong việc trình diễn sản phẩm, cho phép người xem thử nghiệm sản phẩm ngay tại nhà. Ví dụ, trước khi quyết định mua một bộ sofa, họ có thể đặt thử bộ sofa với hình ảnh được cung cấp sẵn từ cửa hàng vào phòng khách nhà mình, để nghiên cứu xem kiểu dáng, màu sắc, hay vị trí nào sẽ phù hợp. Nhờ đó mà người tiêu dùng có thể ra được những quyết định mua đúng đắn hơn, nhanh chóng hơn.

AR livestream được ứng dụng trong thương mại
AR livestream được ứng dụng trong thương mại

Nhược điểm

Cho đến hiện tại, độ chính xác và hiệu suất của công nghệ Thực tế ảo tăng cường vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Để AR hoạt động mượt mà và chính xác, cần có công nghệ cao cấp và hệ thống phần cứng mạnh mẽ. Bởi vậy, người dùng, bao gồm cả người tổ chức livestream và người xem nếu muốn tham gia vào các buổi AR livestream sẽ cần phải đầu tư điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có hỗ trợ công nghệ Thực tế ảo tăng cường.

Đảm bảo rằng các ứng dụng AR hoạt động trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau cũng là một thách thức. Hiện tại chỉ có một số phiên bản hệ điều hành và một số dòng thiết bị điện tử đời cao mới hỗ trợ tính năng AR. Các nhà nghiên cứu và phát triển đang liên tục cải tiến để tăng cường khả năng tương thích của AR, giúp công nghệ trở nên phổ biến hơn.

Tương lai của Livestream VR/AR

Lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp

Trước hết xét từ góc nhìn của người dùng, thì công nghệ AR livestream và VR livestream đang giúp cho các trải nghiệm giải trí và học tập trở nên sống động và thú vị hơn. Nhiều hoạt động mà trước đây chúng ta chưa từng nghĩ tới sẽ có cơ hội được thực hiện, giờ đây đã có thể dễ dàng làm được, như tham gia các lớp học giả lập trong thời gian thực với những người bạn đến từ khắp mọi miền thế giới, tuy vẫn cách xa về khoảng cách địa lý nhưng lại có thể ngồi chung một lớp học.

Đâu chỉ có vậy, họ còn có thể tham gia vào các sự kiện mà không cần rời khỏi nhà, chỉ cần một thiết bị điện tử có kết nối internet và hỗ trợ VR hoặc AR. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Còn về phía doanh nghiệp, sự phát triển của những công nghệ mới sẽ là cơ hội đắt giá để tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng, mở rộng thị trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Ví dụ, các cửa hàng trực tuyến có thể sử dụng AR để khách hàng thử sản phẩm trước khi mua, tăng cường trải nghiệm mua sắm và giảm tỷ lệ trả hàng.

Xu hướng phát triển

Livestream VR và AR là những công nghệ mới nổi với tiềm năng to lớn trong việc thay đổi cách chúng ta trải nghiệm thế giới. Khi công nghệ tiếp tục phát triển và giá thành rẻ hơn, chúng ta có thể mong đợi sẽ thấy nhiều nội dung livestream VR, AR hơn được tạo ra và phổ biến rộng rãi hơn.

Phát triển công nghệ AI trong livestream, kết hợp với VR/AR

AI (Trí tuệ nhân tạo) đang dần được tích hợp vào công nghệ VR và AR, tạo ra các trải nghiệm thông minh và cá nhân hóa hơn cho người dùng. AI có thể phân tích hành vi người dùng, dự đoán sở thích và tự động điều chỉnh nội dung livestream để phù hợp với từng cá nhân.

Tích hợp AI với VR/AR
Tích hợp AI với VR/AR

Đối với công nghệ thực tế ảo, AI có thể giúp tạo ra các môi trường ảo chân thực và phản ứng lại hành động của người dùng trong thời gian thực. Ví dụ, trong một buổi hòa nhạc VR, AI có thể điều chỉnh ánh sáng và âm thanh dựa trên phản ứng của khán giả.

Đối với công nghệ AR, AI có thể nhận diện các đối tượng thực và bổ sung thông tin hoặc yếu tố ảo phù hợp. Chẳng hạn, khi livestream mua sắm, AI có thể tự động hiển thị thông tin sản phẩm khi người xem nhìn vào chúng.

Ứng dụng VR/AR trong giáo dục

VR/AR đang mở ra các phương pháp giảng dạy mới, tạo ra các lớp học ảo, nơi học sinh có thể tương tác với nội dung học một cách sinh động. Nhờ vào công nghệ mới này, học sinh có thể tham gia vào các chuyến tham quan ảo và mô phỏng khoa học phức tạp, giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.

Một ứng dụng vô cùng thành công của công nghệ VR chính là các lớp học ảo, nơi mà học sinh có thể tham gia vào các bài học lịch sử bằng cách “du hành thời gian” đến các sự kiện lịch sử, hoặc học về sinh học bằng cách khám phá cơ thể con người trong môi trường ảo.

Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng AR để hiển thị các mô hình 3D của các đối tượng phức tạp ngay trong lớp học, giúp học sinh hiểu rõ hơn về chúng.

Xem thêm: Xu Hướng Ứng Dụng Thực Tế Ảo Vào Giáo Dục Trong Thời Đại 4.0

Livestream Thương Mại Điện Tử Với AR

AR đang thay đổi cách người dùng mua sắm trực tuyến. Thay vì chỉ nhìn thấy hình ảnh 2D của sản phẩm, người dùng có thể sử dụng AR để xem sản phẩm trong môi trường thực tế của họ.

Để lấy ví dụ, người dùng có thể sử dụng AR để xem một chiếc ghế hoặc bàn sẽ trông như thế nào trong phòng khách của họ trước khi quyết định mua. Hay các ứng dụng AR cho phép người dùng thử màu son, phấn mắt hoặc các sản phẩm làm đẹp khác ngay trên khuôn mặt của họ thông qua camera điện thoại.

Sự Tăng Trưởng Của Hệ Sinh Thái VR/AR

Để hỗ trợ cho sự phát triển của VR/AR, nhiều công ty và tổ chức đang xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ bao gồm phần cứng, phần mềm và nội dung. Các nhà phát triển nội dung, nhà sản xuất thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ đang hợp tác để tạo ra một môi trường phát triển mạnh mẽ cho VR/AR.

Về phần cứng, các thiết bị như kính VR/AR, bộ điều khiển và các thiết bị cảm biến ngày càng được cải tiến để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Các nền tảng và công cụ phát triển VR/AR cũng sẽ được cải tiến để giúp các nhà phát triển tạo ra nội dung dễ dàng hơn và chất lượng cao hơn. 

Hệ sinh thái VR/AR đang ngày càng được cải tiến
Hệ sinh thái VR/AR đang ngày càng được cải tiến

Các công ty sản xuất nội dung VR/AR đang đầu tư mạnh mẽ vào việc tạo ra các trải nghiệm phong phú và hấp dẫn, từ trò chơi, phim ảnh đến các ứng dụng giáo dục và y tế.

Kết luận

Công nghệ VR và AR đang mở ra một kỷ nguyên mới cho livestream, mang đến trải nghiệm phong phú và tương tác hơn cho người xem. Từ việc tham gia các sự kiện trực tuyến đến mua sắm và học tập, VR và AR đang cách mạng hóa cách chúng ta trải nghiệm và tương tác với thế giới qua livestream. Hãy đón chờ những phát triển tiếp theo của công nghệ này để tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Liên hệ FASTTECH 247:

  • Đường dây nóng: 08.666.02302
  • FanPage: FASTTECH 24/07
  • Tiktok: FASTTECH 24/07

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.