Livestream và webinar là hai thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong các chiến lược tiếp thị và giáo dục hiện đại. Mặc dù cả hai phương pháp này đều cung cấp khả năng tương tác trực tiếp với khán giả, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sự khác biệt chính giữa livestream và webinar, giúp bạn hiểu rõ hơn về các ưu điểm và hạn chế của từng hình thức.
Livestream là gì?
Livestream (phát trực tuyến) là phương thức truyền dữ liệu trực tuyến để phát cho người xem video trên Internet. Việc phát trực tuyến thông qua Internet có gửi và truyền video theo thời gian thực, mà không cần ghi lại hoặc lưu trữ trước.
Khi livestream bạn cần có kết nối internet và đường truyền tốt, một phần mềm, nền tảng để livestream và các thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính bảng, micro, đèn chiếu sáng. Việc livestream có thể giúp chúng ta tiếp cận được nhiều người và người xem có thể để lại các tương tác, bình luận trực tiếp tại đây.
Lợi ích khi livestream
Tương tác trong thời gian thực: Có thể thấy, livestream bán hàng có nhiều lợi ích tiềm năng, chẳng hạn như thu thập dữ liệu khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi, … Nhưng lý do hàng đầu khiến các doanh nghiệp sử dụng bán hàng livestream là khả năng tương tác trong thời gian thực. 78% doanh nghiệp cho biết họ sử dụng livestream bán hàng để xây dựng kết nối sâu hơn với khách hàng.
Mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu : Các cửa hàng bán lẻ truyền thống thường bị giới hạn số lượng khách hàng đến tham quan, mua sắm tại một địa điểm nhất định. Tuy nhiên, với livestream bán hàng, bạn có thể mời bao nhiêu khách hàng đến mua sắm tùy thích. Thương hiệu của bạn có thể tiếp cận bất kỳ ai trên thế giới thông qua livestream bán hàng vì không còn bị giới hạn bởi không gian hay vị trí địa lý.
Dễ dàng và thuận tiện: Một lầm tưởng phổ biến về livestream bán hàng là nó quá khó và đòi hỏi kỹ thuật cao đối với một người bình thường. Ngược lại, livestream bán hàng rất đơn giản. Tất cả những gì bạn cần là máy tính/điện thoại để livestream, có kết nối internet, bộ mã hóa và một nền tảng livestream bán hàng đáng tin cậy.
Nội dung, kịch bản livestream bán hàng đa dạng: Một trong những lợi thế lớn nhất mà livestream bán hàng mang lại là khả năng sử dụng nội dung, tạo kịch bản livestream bán hàng theo nhiều cách khác nhau.
Livestream bán hàng không giới hạn nội dung ở video, hình ảnh hay âm thanh. Bạn có thể linh hoạt sử dụng nhiều dạng kịch bản, nội dung. Điều này cho phép bạn thay đổi nội dung, thử sức với các kịch bản mới nhằm tối đa hóa lượng người xem.
Có thể theo dõi phân tích: Các nền tảng livestream như TikTok hoặc Youtube hoặc các phần mềm livestream có cung cấp các tính năng phân tích livestream để bạn dễ dàng theo dõi hiệu suất và so sánh kết quả.
Các cung cụ phân tích của các nền tảng, phần mềm giúp bạn theo dõi lượng người xem và hành vi của người xem, tỷ lệ chuyển đổi, …. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá kết quả của buổi livestream để có phương án điều chỉnh nội dung và chiến lược cho các buổi live sau.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Các buổi livestream bán hàng là một cách tuyệt vời để tạo kết nối mới với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể hợp tác với các công ty đối tác hoặc với những người có tầm ảnh hưởng trực tuyến để mở rộng phạm vi tiếp cận của mình tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Xây dựng niềm tin và lòng trung thành với thương hiệu: Khách hàng muốn cảm thấy được kết nối cá nhân với các thương hiệu mà họ theo dõi. Khi tiếp cận khách hàng bằng livestream, bạn có thể cung cấp các trải nghiệm, nội dung giúp khách hàng biết, thích và tin tưởng thương hiệu của bạn.
Các ứng dụng livestream phổ biến
Khi được hỏi đâu là những ứng dụng livestream phổ biến hiện nay, hầu hết mọi người đều nghĩ đến 4 cái tên Facebook, Instagram, Youtube và Tiktok.
- Facebook: là ứng dụng đầu tiên có tính năng livestream và là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Người xem có thể bình luận, thả tim, chia sẻ live thậm chí là donate tiền cho các streamer thoải mái.
- Youtube: vốn là nền tảng mạng xã hội video lớn nhất thế giới và sau khi có thêm tính năng live trực tiếp, Youtube đã trở thành một trong những ứng dụng cực kỳ phổ biến. Youtube luôn hỗ trợ đầy đủ các tính năng cần thiết khi live và người dùng cũng có thể tải các video, story ngắn trên tài khoản của mình.
- Instagram: Tương tự như Facebook, Instagram cũng là một trong những cái tên có trong danh sách những ứng dụng phổ biến nhất. Điểm khác biệt là tính năng live room, cho phép 4 tài khoản cùng live một lúc.
- Tiktok: Từ năm 2020, Tiktok nổi lên và trở thành một trong những mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ trên thế giới, sánh ngang với Facebook, Youtube. Điểm đặc biệt của tính năng Live trên Tiktok chính là Tiktok cho phép kết nối với nhiều tài khoản để cùng live hoặc thậm chí là sử dụng vào mục đích thương mại.
Xem thêm: Sử dụng phần mềm livestream: Chìa khóa dẫn đến thành công của bạn
Webinar là gì?
Webinar là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Web-based seminar”, nghĩa là hội thảo trực tuyến được tổ chức trên internet. Đây là một hình thức chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm thông qua một buổi hội thảo trực tuyến. Giúp các chuyên gia, giảng viên hoặc doanh nghiệp có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với một lượng lớn người ở khắp nơi trên thế giới thông qua internet. Mọi người có thể theo dõi hội thảo, tham gia trao đổi với người chủ trì, đặt câu hỏi và nhận được phản hồi trực tiếp.
Các ứng dụng của webinar
Hiện nay, webinar được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ứng dụng khác nhau như:
– Giáo dục: Các trường đại học, trung tâm đào tạo và tổ chức giáo dục sử dụng để cung cấp các khóa học trực tuyến, chia sẻ kiến thức và thảo luận trực tiếp với học viên.
– Marketing: Doanh nghiệp có thể sử dụng như một công cụ tiếp thị để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, giới thiệu và trình bày về các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp.
– Hội thảo trực tuyến: Các tổ chức có thể sử dụng để tổ chức các hội thảo trực tuyến, giúp các chuyên gia, nhà lãnh đạo, chính trị gia và những người có quyền lực khác có thể chia sẻ ý kiến và kiến thức với nhau.
– Tuyển dụng: Doanh nghiệp có thể sử dụng để tuyển dụng nhân viên mới hoặc tìm kiếm ứng viên phù hợp.
– Hỗ trợ khách hàng: Các doanh nghiệp có thể sử dụng để cung cấp hỗ trợ khách hàng trực tiếp, giải đáp các câu hỏi và vấn đề của khách hàng.
– Lĩnh vực y tế: Các chuyên gia y tế và bác sĩ có thể sử dụng để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cũng như cung cấp các khóa đào tạo cho những người làm việc trong ngành y tế.
Xem thêm: Bật Mí Mọi Bí Mật Về Skincare & Makeup Khi Tham Gia Livestream Làm Đẹp Cùng Chuyên Gia
Webinar có tính năng gì?
- Khả năng chia sẻ màn hình và webcam: Giúp người tham dự có thể thấy tất cả hình ảnh người thuyết trình/diễn giả/nhóm diễn giả và nội dung trình bày.
- Không giới hạn không gian: Nền tảng Wed có thể cho phép nhiều người tham dự bất luận ở không gian, địa điểm nào.
- Dễ dàng tương tác: Giúp người thuyết trình/diễn giả/nhóm diễn giả và người tham dự dễ dàng tương tác với nhau thông qua tính năng chat trực tiếp và trò chuyện bằng micro.
- Tạo thăm dò ý kiến, khảo sát: Cho phép khán giả của bạn đặt câu hỏi và tham gia vào các cuộc khảo sát, thăm dò, đó là một cách để giữ sự tương tác và sự hứng thú của khán giả trong suốt hội thảo.
- Thu lại và chỉnh sửa video: Cho phép ghi lại và có thể chỉnh sửa sau để làm rõ ý và sinh động hơn.
Những tính năng kể trên đã giúp trở nên hữu dụng, nhiều lợi ích thực tế và thuận tiện cho doanh nghiệp/ cá nhân tổ chức hội thảo và mang đến trải nghiệm thú vị cho khán giả tham gia.
Webinar có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, chỉ cần thiết bị của người thuyết trình và người tham dự có kết nối internet. Zoom luôn update các tính năng mới, đa dạng giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức có nhiều sự lựa chọn cho hình thức Hội thảo trực tuyến của mình. Chính vì vậy mà dạng hội thảo này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Các dạng Webinar
Webinar có hai dạng chính là trực tiếp và phát video ghi sẵn.
- Trực tiếp: Đây là buổi hội thảo diễn ra theo thời gian thực giúp doanh nghiệp, cá nhân tương tác dễ hơn với khán giả, họ có thể hỏi và nhận được sự phản hồi ngay sau đó.
- Ghi sẵn: Đây là dạng đã được ghi, dựng sẵn từ trước và sau đó phát lại. Điều này làm cho người tham dự không thể tương tác ngay tại thời điểm, nhưng điểm nổi bật ở đây là chúng ta có thể xem đi xem lại nhiều lần một cách thuận tiện.
Sự khác biệt giữa Livestream và Webinar
Livestream
- Mục Đích: Thường được sử dụng để tương tác trực tiếp với khán giả, chẳng hạn như các sự kiện trực tiếp, phát sóng trò chơi, hoặc cập nhật thông tin theo thời gian thực. Livestream thường nhắm đến việc kết nối nhanh chóng và tạo sự gắn kết với người xem.
- Nội Dung: Mang tính chất tự phát và không chính thức hơn. Nội dung có thể được chuẩn bị nhưng thường linh hoạt và có thể thay đổi theo phản hồi từ khán giả.
- Tính Tương Tác: Tính tương tác thường cao hơn, với các tính năng như chat trực tiếp, phản hồi theo thời gian thực, và các công cụ tích hợp khác. Khán giả có thể bình luận và tương tác ngay lập tức trong khi buổi phát sóng đang diễn ra.
- Khán Giả: Thường không yêu cầu đăng ký trước và có thể thu hút lượng người xem không giới hạn.
- Định Dạng: Mang tính chất linh hoạt và thường không có cấu trúc cố định. Có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ tùy thuộc vào nội dung và mục đích.
- Thời Gian: Có thể diễn ra bất cứ lúc nào và thường diễn ra trong thời gian thực.
- Đối Tượng: Phù hợp với các cá nhân, nhà sáng tạo nội dung, và các doanh nghiệp muốn kết nối nhanh chóng và thường xuyên với khán giả của mình.
- Yêu Cầu: Có thể yêu cầu các công cụ và thiết bị để phát sóng trực tiếp với chất lượng tốt nhất, nhưng tính chất linh hoạt hơn cho phép phát sóng từ nhiều loại thiết bị và nền tảng khác nhau.
- Nền tảng: Thường được phát trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram.
Xem thêm: 6 Sai Lầm “Chí Mạng” Khi Chăm Sóc Fanpage & Cách “Giải Cứu” Tức Thì
Webinar
- Mục Đích: Thường được sử dụng cho các hội thảo trực tuyến, đào tạo chuyên sâu, hoặc các buổi thuyết trình chuyên nghiệp. Có mục tiêu giáo dục, huấn luyện hoặc cung cấp thông tin cụ thể cho một nhóm đối tượng nhất định.
- Nội Dung: Có cấu trúc rõ ràng với phần trình bày, các slide, và tài liệu hỗ trợ. Các bài giảng và thuyết trình thường được chuẩn bị trước và có thời gian phân chia cụ thể cho từng phần nội dung.
- Tính Tương Tác: Thường có các tính năng tương tác như Q&A (Hỏi đáp), khảo sát, và chat. Tương tác giữa người trình bày và người tham dự có thể được quản lý và tổ chức thông qua các công cụ hỗ trợ có sẵn trong nền tảng.
- Khán Giả: Có thể yêu cầu đăng ký trước và số lượng người tham dự thường được kiểm soát.
- Định Dạng: Có thể được lên lịch và tổ chức theo các định dạng nhất định, như các buổi hội thảo, khóa học trực tuyến, hoặc các buổi thuyết trình.
- Thời Gian: Thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, và có thể bao gồm nhiều phần với thời gian nghỉ giữa các phần.
- Đối Tượng: Thích hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp, và các chuyên gia cần tổ chức các buổi đào tạo hoặc hội thảo với nội dung chi tiết và có cấu trúc
- Yêu Cầu: Thường yêu cầu các công cụ chuyên biệt để tổ chức, quản lý và phân tích. Nền tảng này thường đi kèm với các tính năng quản lý và phân tích tích hợp.
- Nền tảng: Sử dụng các công cụ chuyên dụng như Zoom, Microsoft Teams, Webex.
Nên sử dụng Livestream hay Webinar
Việc lựa chọn giữa Livestream và Webinar phụ thuộc vào mục tiêu bạn muốn đạt được. Nếu bạn muốn tạo ra sự tương tác cao, kết nối trực tiếp với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, linh hoạt thì livestream là lựa chọn phù hợp. Cho phép bạn phát sóng trực tiếp các sự kiện, buổi biểu diễn, hoặc các hoạt động hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, và Instagram.
Ngược lại, nếu bạn muốn tổ chức một buổi trình bày chuyên nghiệp, tập trung vào việc truyền tải thông tin một cách có hệ thống và tương tác một cách có kiểm soát thì webinar sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Thường hướng đến một nhóm khán giả cụ thể và yêu cầu đăng ký trước, sử dụng các công cụ chuyên dụng như Zoom, Microsoft Teams, và Webex. Hãy xác định rõ mục tiêu và đối tượng của bạn để chọn hình thức phù hợp nhất.
Kết luận
Livestream và Webinar là hai công cụ truyền thông trực tuyến mạnh mẽ, mỗi công cụ có những ưu điểm và phù hợp với những mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của bạn, đối tượng khán giả và các nguồn lực sẵn có. Bằng cách hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hình thức này, bạn có thể tận dụng tối đa tiềm năng của chúng để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.
Liên hệ FASTTECH 247:
- Đường dây nóng: 08.666.02302
- FanPage: FASTTECH 24/07
- Tiktok: FASTTECH 24/07