Khắc phục sự cố thường gặp khi “Livestream” hàng triệu USD

5/5 - (100 bình chọn)

Livestream là một hình thức quay video ở trên điện thoại và phát trực tiếp ở trên mạng xã hội Facebook. Dung lượng của các video được Facebook tối ưu cực nhỏ nên việc quay và truyền tải thông tin cực tốt, tạo nên sự thoải mái cho người xem mà không lo bị giật, lag. Tuy nhiên không thiếu những sự cố ngoài ý muốn khiến cho buổi live bị trì hoãn hoặc không được chất lượng tốt. Làm các nào để khắc phục được vấn đề sự cố khi livestream.

Lỗi thường gặp khi Livestream và cách khắc phục 

Đối với người phát trực tiếp bằng thiết bị điện tử, việc mắc phải các lỗi livestream cơ bản hoặc gặp phải các sự cố kỹ thuật khó xử trong sự kiện trực tiếp cũng đủ khiến bạn lo lắng, sợ hãi trước máy quay hoặc điện thoại. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ hiện đại, người bình thường có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối mạng để phát trực tiếp. 

Thời gian Livestream bán hàng của bạn quá ngắn

Hiện nay khi thời đại công nghệ phát triển việc bán hàng online trở nên phổ biến. Livestream vừa là một cách tương tác với khách hàng vừa giúp thức đẩy việc bán hàng hiệu quả. Nhưng thời lượng livestream một lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Livestream hay còn được định nghĩa là phát sóng trực tiếp với mục đích vừa tương tác với khách hàng vừa có thể giới thiệu sản phẩm và bán thàng.

Một trong số những tiêu chí quyết định sự thành công cho buổi Livestream là thời gian phát sóng. Hãy đảm bảo rằng thời gian Livestream đủ 60 phút trở lên. Thời gian Livetream lớn hơn 60 giúp truyền tải được nhiều mặt hàng cũng như khách hàng có thời gian xem xét cân nhắc mua hàng giúp tăng doanh thu bán ra.

Nguyên nhân khiến nó trở thành lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng là do các chủ shop nhầm tưởng thời gian ngắn sẽ thu hút được nhiều người xem hơn. Thế nhưng điều này chỉ đúng với những video quảng cáo hay video TikTok còn đối với Livestream thì thời gian tối thiểu là 1 tiếng và nên kéo dài trung bình từ 1 – 2 tiếng.

Lỗi khi livestream
Lỗi khi livestream: Live thời gian quá ngắn

Không tương tác, đọc bình luận, trả lời comment của khách hàng

Lỗi không tương tác, không đọc bình luận, trả lời comment là lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng và là nguyên nhân chính khiến buổi phát trực tiếp không thu hút được người xem cũng như không bán được hàng. Ví dụ, nếu trong buổi live trên Tiktok Shop quá chú tâm vào việc giới thiệu sản phầm mà quên đi việc tương tác với khách hàng thì sẽ rất dễ khiến mất điểm và làm mất đi giá trị của buổi phát trực tiếp là việc tương tác với khách hàng.

Cần thường xuyên đọc và trả lời các bình luận của người xem. Còn đối với những bình luận Feeback về sản phẩm cần gửi lời cảm ơn vừa tạo thiện cảm vừa quảng bá sản phẩm của mình. Nếu có quá nhiều bình luận giống nhau mà không thể trả lời được hết thì có thể gộp chung các câu hỏi và trả lời 1 thể. Hãy cố gắng tránh mắc lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng này để tạo sự sôi động cho Livestream cũng như thu hút và tăng thiện cảm mua hàng.

Top 5 mẫu kịch bản livestream bán mỹ phẩm trên Facebook hiệu quả

Xem thêm: Top 5 mẫu kịch bản livestream bán mỹ phẩm trên Facebook hiệu quả

Kết thúc buổi Livestream là chấm dứt bán hàng

Nghe có vẻ hơi phi lý nhưng rất nhiều shop đang gặp phải lỗi này và đây có thể xem là lỗi nghiêm trọng nhất. Rất nhiều khách hàng không mua hàng trực tiếp trong khi Livestream phát sóng, họ cần nhiều thời gian suy nghĩ, ngắm nghía, so sánh giá cả hơn. Thậm chí là sau khi kết thúc Livestream họ vẫn muốn vào những video đó để xem lại và đây mới là lúc mà khách bắt đầu đặt hàng. 

Sau khi Livestream kết thúc, shop nên

+ Đăng video Livestream lên Fanpage
+ Đối với những video quan trọng thì cần ghim lên đầu trang để khách vừa vào trang Fanpage của shop đã lập tức nhìn thấy
+ Chú ý trả lời bình luận trên những video Livetream cũ
+ Không quên giới thiệu sản phẩm mới trên những video Livestream cũ bằng cách: Tag khách hàng để lại thông tin sản phẩm tương tự, mời khách mua hàng mới về. 

Tương tác với người xem

Không thường xuyên kiểm tra chất lượng Livestream

Việc kiểm tra chất lượng Livestream được nhắc tới ở đây là chất lượng âm thanh và hình ảnh hiển thị. Điều này có thể ảnh hưởng bởi kết nối mạng wifi hoặc 3G/ loại điện thoại hoặc máy tính sử dụng/ các thiết bị như micro hoặc ánh sáng. 

Chủ shop cần thường xuyên để ý đến chất lượng Livestream vì không ai muốn xem một video bán hàng nhòe nhoẹt, out nét hoặc tiếng có tiếng không cả. Việc kiểm tra chất lượng video thường xuyên sẽ giúp bạn khắc phục các lỗi kịp thời, tránh trường hợp giảm tỷ lệ người xem vì lý do kỹ thuật. 

Thường xuyên kiểm tra chất lượng livestream

Lỗi thiết bị: Hết Pin hoặc Dung lượng lưu trữ

Máy ảnh hay điện thoại phục vụ cho việc livestream có pin không ổn định là một trong những rủi ro bạn sẽ muốn tránh. Nếu bạn đang lên kế hoạch phát trực tuyến một sự kiện kéo dài hơn một giờ hoặc thậm chí là một sự kiện cả ngày, hãy đảm bảo tất cả các máy ảnh và thiết bị được cắm vào hoặc có đủ thời lượng pin và đủ dung lượng lưu trữ để ghi lại và phát trực tiếp thời lượng của sự kiện .

Sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc: Khi livestream, điện thoại của bạn phải hoạt động nhiều hơn bình thường, bao gồm cả việc sử dụng camera, micro, GPS, v.v. Do đó, nếu bạn sử dụng nhiều ứng dụng khác cùng lúc, pin sẽ nhanh chóng bị hết.

Màn hình sáng: Màn hình là một trong những bộ phận tốn pin nhất trên điện thoại. Khi livestream, bạn thường cần sử dụng màn hình sáng hơn bình thường để nhìn rõ hình ảnh. Điều này cũng khiến pin nhanh hết hơn.

Kết nối mạng yếu: Khi kết nối mạng yếu, điện thoại của bạn phải hoạt động nhiều hơn để duy trì kết nối. Điều này cũng khiến pin nhanh hết hơn.

Pin yếu: Nếu pin điện thoại của bạn đã cũ hoặc bị chai, pin sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng cho việc livestream trong thời gian dài.

Mách bạn 4 kênh youtube livestream học tập hiệu quả mà mình thường xem

Xem thêm: Mách bạn 4 kênh youtube livestream học tập hiệu quả mà mình thường xem

Lỗi kết nối mạng internet 

Kiểm tra kết nối internet: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi khi livestream. Hãy đảm bảo rằng có kết nối internet ổn định, tốc độ cao. Có thể thử tắt và bật lại wifi, hoặc di chuyển thiết bị đến vị trí có sóng mạnh hơn.

Sử dụng kết nối dây: Nếu có thể, hãy sử dụng kết nối dây Ethernet thay vì wifi để có kết nối ổn định hơn.

Đóng các ứng dụng khác: Đóng các ứng dụng khác đang sử dụng internet để giải phóng băng thông.

Hạ thấp chất lượng video: Nếu kết nối internet của bạn yếu, hãy thử hạ thấp chất lượng video xuống mức thấp hơn để giảm thiểu tình trạng giật lag.

Lỗi âm thanh, hình ảnh 

Kiểm tra micro: Đảm bảo rằng micro của được cắm đúng cách và đang hoạt động bình thường. Có thể thử kiểm tra micro bằng cách ghi âm thử.

Điều chỉnh cài đặt âm thanh: Kiểm tra cài đặt âm thanh trong phần mềm livestream và điều chỉnh cho phù hợp với micro của bạn.

Sử dụng tai nghe: Sử dụng tai nghe có mic để có chất lượng âm thanh tốt hơn và giảm thiểu tiếng ồn xung quanh.

Kiểm tra camera: Đảm bảo rằng camera của bạn được cắm đúng cách và đang hoạt động bình thường. Bạn có thể thử kiểm tra camera bằng cách chụp ảnh hoặc quay video thử.

Điều chỉnh cài đặt hình ảnh: Kiểm tra cài đặt hình ảnh trong phần mềm livestream và điều chỉnh cho phù hợp với camera của bạn.

Đảm bảo đủ ánh sáng: Đảm bảo rằng bạn có đủ ánh sáng khi livestream. Ánh sáng quá tối hoặc quá sáng có thể khiến hình ảnh bị mờ hoặc nhiễu.

Lỗi phần mềm

Cập nhật phần mềm: Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm livestream. Các phiên bản mới thường được cập nhật để khắc phục các lỗi và cải thiện hiệu suất.

Khởi động lại phần mềm: Nếu bạn gặp lỗi phần mềm, hãy thử khởi động lại phần mềm .

Cài đặt lại phần mềm: Nếu bạn đã thử các cách trên mà vẫn không khắc phục được lỗi, hãy thử cài đặt lại phần mềm.

Ngoài ra muốn có buổi live trọn vẹn hãy: 

Khởi động lại thiết bị: Khởi động lại thiết bị có thể khắc phục một số lỗi do phần mềm hoặc hệ thống gây ra.

Cập nhật hệ điều hành: Cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới nhất có thể giúp khắc phục một số lỗi tương thích.

Sử dụng pin dự phòng: Mang theo pin dự phòng để đảm bảo bạn có thể livestream bất cứ lúc nào.

Livestream theo nhóm: Chia sẻ gánh nặng sử dụng pin và thiết bị khi live theo nhóm.

Một số mẹo khác:

Tắt các ứng dụng nền: Ứng dụng nền vẫn hoạt động ngầm dù bạn không sử dụng, hãy đóng chúng để tiết kiệm pin.

Sử dụng đèn flash: Đèn flash giúp hình ảnh sáng hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Giảm chất lượng video: Giảm chất lượng video giúp tiết kiệm pin và băng thông khi kết nối internet yếu.

Cách khắc phục có thể khác nhau tùy theo phần mềm livestream và thiết bị bạn sử dụng. Tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm livestream hoặc liên hệ bộ phận hỗ trợ nếu bạn cần trợ giúp thêm.

Lỗi phần mềm khi Livestream

Thuê phòng Livestream tại FASTTECH 247 – Hỗ trợ kịch bản chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí

Để có một buổi live chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn cần có một không gian thuận tiện và chuyên nghiệp để phát sóng. Vì vậy, FASTTECH 247 đã cung cấp dịch vụ thuê phòng livestream với đầy đủ các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giúp cho buổi live của bạn trở nên chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Không chỉ vậy, khi thuê phòng livestream tại FASTTECH 247, bạn còn được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về kịch bản miễn phí để đảm bảo buổi livestream của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một kịch bản thu hút và chuyển đổi cao, từ đó tăng doanh số bán hàng của bạn.

Thuê phòng Livestream tại FASTTECH 247
Thuê phòng livestream tại FASTTECH247

Kết luận

Trên đây là những lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng và các cách khắc phục nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo để có 1 buổi livestream hiệu quả, không xảy ra những vấn đề sự cố không may khi đang trong buổi live ảnh hưởng đến nội dung và chất lượng buổi live. Hy vọng bài viết có thể mang nhiều lợi ích cho bạn.

Liên hệ FASTTECH 247:

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.