Sáng tạo kịch bản livestream: Giữ chân khách hàng hiệu quả 99%

5/5 - (100 bình chọn)

Livestream là cách truyền phát video hoặc âm thanh trực tiếp qua mạng internet, người dùng có thể xem nội dung trực tiếp những gì đang diễn ra mà không cần tải về hoặc chờ đợi. Thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trò chơi điện tử trực tuyến, sự kiện thể thao, buổi chia sẻ kiến thức hoặc diễn thuyết trực tiếp trên mạng xã hội và các nền tảng truyền thông khác. 

Lợi ích của livestream

Livestream mang đến nhiều lợi ích cho người bán và người mua, cung cấp một góc nhìn mới và giúp giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích:

  • Đưa hình ảnh thực tế của sản phẩm đến khách hàng: Thông qua livestream, khách hàng có thể nhìn thấy trực tiếp hình ảnh và chất lượng của sản phẩm mà không cần phải đợi đến khi nhận hàng. Ngoài ra, người bán cũng có thể tư vấn trực tiếp cho khách hàng trên livetừ đó tăng được tỷ lệ chốt đơn. 
  • Tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng: Các phần mềm Livestream hiện nay đều có tính năng chia sẻ trên các mạng xã hội vì thế người bán không chỉ tiếp cận được những người like, theo dõi mà còn có thể tiếp cận bạn bè của họ. 
  • Tăng sự chủ động: Nếu việc thực hiện các video clip, TVC quảng cáo bị giới hạn về mặt thời gian thì livestream lại ngược lại. Người bán có thể tự quyết định thời gian bắt đầu, live bao lâu,…
  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí sản xuất các video, TVC quảng cáo khá cao và không thể thực hiện thường xuyên được vì thế với những người bán hàng online thì livestream là một cách quảng bá sản phẩm, thương hiệu đơn giản, tiết kiệm chi phí. 
  • Tăng khả năng tương tác: Người xem có thể bình luận nội dung, sản phẩm mình đang quan tâm, từ đó người bán có thể thay đổi nội dung phù hợp với nhu cầu của người xem. 
Lợi ích của livestream: sáng tạo kịch bản hiệu quả
Lợi ích của livestream

Các ứng dụng livestream phổ biến

Khi được hỏi đâu là những ứng dụng livestream phổ biến hiện nay, hầu hết mọi người đều nghĩ đến 4 cái tên Facebook, Instagram, Youtube và Tiktok. 

  • Facebook: là ứng dụng đầu tiên có tính năng livestream và là ứng dụng live stream phổ biến nhất hiện nay. Người xem có thể bình luận, thả tim, chia sẻ live thậm chí là donate tiền cho các streamer thoải mái. 
  • Youtube: vốn là nền tảng mạng xã hội video lớn nhất thế giới và sau khi có thêm tính năng livestream trực tiếp, Youtube đã trở thành một trong những ứng dụng livestream cực kỳ phổ biến. Youtube luôn hỗ trợ đầy đủ các tính năng cần thiết khi livestream và người dùng cũng có thể tải các video, story ngắn trên tài khoản của mình. 
  • Instagram: Tương tự như Facebook, Instagram cũng là một trong những cái tên có trong danh sách những ứng dụng livestream phổ biến nhất. Điểm khác biệt của Facebook và Instagram là tính năng live room, cho phép 4 tài khoản cùng livestream cùng lúc. 
  • Tiktok: Từ năm 2020, Tiktok nổi lên và trở thành một trong những mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ trên thế giới, sánh ngang với Facebook, Youtube. Điểm đặc biệt của tính năng Livestream trên Tiktok chính là Tiktok cho phép kết nối với nhiều tài khoản để cùng livestream hoặc thậm chí là sử dụng vào mục đích thương mại. 

Ngoài ra, hiện nay, trên thế giới còn nhiều ứng dụng livestream phổ biến như Livestream, Bigo Live, V Live, Omlet Arcade,…

Các ứng dụng livestream phổ biến

Cách livestream bán hàng hiệu quả

Lựa chọn thiết bị quay chụp phù hợp

Một thiết bị quay livestream phù hợp còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách và trình độ kỹ thuật của người dùng.

Nếu điều kiện tài chính thấp, người dùng có thể sử dụng smartphone để livestream. Điện thoại thông minh hiện nay đã được trang bị nhiều tính năng khác nhau như camera chất lượng cao, micro ổn định, đèn flash, kết nối mạng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng chất lượng livestream, có thể sử dụng thêm các phụ kiện như lens, micro độc lập.

Nội dung live thu hút, liên kết hơn

Buổi live đảm bảo sự xuyên suốt, nội dung hữu ích và có sự liên kết với nhau giúp khách hàng có cái nhìn chân thực về sản phẩm. Nhờ vậy mà họ có thể ở lại phiên live lâu hơn, tăng khả năng chốt đơn. 

Để tránh tình trạng nói lan man gây mất thời gian, có kịch bản livestream giúp shop nắm được các thông tin quan trọng như tính năng nổi bật của sản phẩm, mã giảm giá,… Qua đó, shop có thể truyền tải thông tin hiệu quả và hỗ trợ khách hàng tối ưu. 

Cách livestream bán hàng hiệu quả

Chọn thời gian livestream nhiều người hoạt động 

Tùy thuộc vào đối tượng khán giả mà một buổi livestream sẽ hướng tới thì thời gian phát sẽ khác nhau. 

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên, thì khung giờ hợp lý để phát trực tiếp sẽ là lúc 11 giờ trưa hoặc 9 giờ tối. Nếu như đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận là nhân viên văn phòng thì thời điểm phù hợp sẽ nằm trong khoảng từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều và từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối, bởi đây là thời điểm họ sử dụng điện thoại khá nhiều. 

Lựa chọn người 

Tiêu chí cần quan tâm khi chọn người live là khả năng nói chuyện liên tục trong thời gian dài và có khả năng thu hút người xem. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả của buổi live, tăng tỉ lệ chốt đơn và tăng doanh thu cho cửa hàng của bạn.

Nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm

Ngoài những cách tăng hiệu quả livestream trên, bạn có thể nhờ đến các ứng dụng hỗ trợ livestream, khá nhiều chủ shop hiện nay đều có sử dụng cách này. Các phần mềm hỗ trợ livestream hiện nay có nhiều tính năng hữu ích như tạo đơn tự động theo kịch bản, tự động phản hồi comment của khách, thống kê hiệu quả,…

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

Tầm quan trọng của việc xây dựng kịch bản khi Livestream

Bất kỳ một công việc nào trước khi tiến hành bạn đều cần phải xây dựng cho mình 1 kế hoạch cụ thể, Livestream bán hàng cũng không phải ngoại lệ, việc lên kế hoạch viết kịch bản cho buổi livestream sẽ giúp bạn định hướng được nội dung và chủ động trong quá trình liveđể tối ưu hiệu quả.

Nếu livestream không có kịch bản trước, bạn sẽ dễ rơi vào các tình huống như: Bí vốn từ, bí chủ đề, không biết sắp xếp sản phẩm phù hợp, giới thiệu sản phẩm lan man,… Điều đó sẽ khiến các bạn lúng túng khi tư vấn cho khách hàng và việc điều hướng khách hàng trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế kịch bản có vai trò quan trọng trong việc quyết định phiên live của bạn có thành công hay không.

Tầm quan trọng của xây dựng kịch bản

Xem thêm: Những Quy Định Mới Nhất Về Thuế Livestream Bạn Cần Biết

Các bước lên kịch bản live stream

Bước 1: Xác định rõ chủ đề và mục đích 

Trước khi lên kịch bản livestream, bạn cần xác định mục tiêu và chủ đề cho buổi live stream.

Ví dụ: buổi live với mục đích ra mắt sản phẩm mới, một chương trình ưu đãi đặc biệt, một buổi tri ân hay một phiên livestream tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Với việc xác định được mục tiêu của phiên Live, bạn có thể vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu và tạo thông báo trên các kênh bán hàng của bạn để tạo sức hút cho buổi live stream. Việc xác định xong mục tiêu, đối tượng thì việc xây dựng kịch bản sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bước 2: Xây dựng phần mở đầu thu hút trong kịch bản

Việc khách hàng có ở lại phiên live, khách hàng có cảm thấy ấn tượng thì phần mở đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế hãy chú trọng đến phần mở đầu trong kịch bản livestream của mình

Ví dụ: Đó có thể là một game show nho nhỏ với những phần quà hấp dẫn, đó có thể là những sản phẩm với mức giá ưu đãi không ngờ hoặc đó cũng có thể là những bộ trang phục, bối cảnh và lời thoại độc đáo, cuốn hút … Tùy thuộc vào số lượng mắt xem, tùy thuộc vào chân dung khách hàng mà bạn nên xây dựng cho mình một kịch bản mở đầu phiên live phù hợp.

Các bước lên kịch bản livestream

Bước 3: Phát triển nội dung

Sau khi lên kịch bản cho phần mở đầu phiên livestream, kế tiếp bạn cần phân bổ thời gian cho buổi livestream, trong đó: Kêu gọi tương tác – Mini game – Chia sẻ các thông tin về sản phẩm là ba yếu tố bạn cần lưu ý.

Bạn phải chia phiên livestream theo từng phân đoạn nội dung riêng biệt: Bạn nên giới thiệu một sản phẩm trong thời gian bao lâu, bạn sẽ đưa ra những thông tin gì về sản phẩm đó, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được giới thiệu trong buổi live,…

Đây là phần nội dung chính đòi hỏi bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, để phiên live sẽ diễn ra suôn sẻ và đảm bảo khách hàng sẽ nắm được các thông tin chính yếu để nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng của bạn.

Bước 4: Tóm gọn nội dung 

Cuối cùng, trước khi kết thúc phiên live bạn tóm gọn lại các nội dung mà bạn vừa chia sẻ. Ví dụ như: tổng hợp lại các sản phẩm nổi bật, chương trình ưu đãi, đưa ra lời cảm ơn, bật mí về những sản phẩm và phần quà sẽ có trong phiên live sắp tới và kêu gọi khách hàng hành động mua hàng ngay lập tức để nhận được Voucher ưu đãi cho khách hàng cũ.

Tóm gọn lại nội dung

Xem thêm: Sử dụng phần mềm livestream: Chìa khóa dẫn đến thành công của bạn

Một số kịch bản livestream mẫu phổ biến hiện nay

Kịch bản cho ngành thời trang

Trước khi livestream

  • Danh sách các bộ quần áo mà bạn sẽ giới thiệu trong buổi live cân nhắc việc bố trí màu sắc của sản phẩm sao cho hợp lý.
  • Phân loại các bộ quần áo cụ thể, để tiện cho việc xuất hiện trên live theo thứ tự bạn mong muốn, không bị gián đoạn.
  • Một không gian live stream thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng để thu hút người xem.
  • Thông báo thời gian phát live stream đến khách hàng, thời gian thông báo có thể trước 12-24 giờ để khách hàng có sự chủ động. Bạn cũng có thể nhắc lại thông báo trước 30 phút để khách hàng không bị quên.

Trong khi live

  • Trong quá trình live stream, để kích thích sự tương tác và giữ chân khách hàng ở lại live lâu hơn, bạn hãy thường xuyên đưa ra các ưu đãi, mã giảm giá, voucher kèm theo.
  • Thể hiện một tâm trạng vui vẻ, kết hợp các câu nói hài duyên dáng, hoặc đề xuất một mini game tặng quà nho nhỏ để buổi livestream của bạn thêm sinh động.
  • Để có thể tiếp cận với tệp khách hàng lớn, bạn có thể kêu gọi khách hàng like, comment và share livestream.
Kịch bản cho ngành thời trang

Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Livestream Và Webinar: Con đường dẫn đến thành công

Kịch bản cho ngành mỹ phẩm

Trước khi livestream

  • Setup các góc quay chất lượng, sắc nét để sản phẩm được review chỉn chu nhất.
  • Lựa chọn các dòng sản phẩm có thương hiệu, hoặc các sản phẩm chủ đạo của cửa hàng để giới thiệu đến khách hàng.
  • Nắm vững các kiến thức, thông tin về sản phẩm như: thành phần, lợi ích, công dụng, cách sử dụng… để thuận tiện trong việc tư vấn đến khách hàng.
  • Bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ trang phục thanh lịch, make up nhẹ nhàng, có thể sử dụng thêm đèn chiếu để khuôn mặt thêm rạng rỡ nhằm khiến khách hàng dễ bị thu hút.
  • Bạn có thể kết hợp kêu gọi khách hàng like, share và comment để lại thông tin mua hàng ngay tại live.
  • Đừng quên lựa chọn khung giờ phù hợp và thông báo thời gian phát live stream đến khách hàng, để tăng cao hiệu quả cho buổi livestream và giúp bạn tiếp cận được tệp khách hàng lớn.

Trong lúc livestream

  • Bạn cần giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, nhiệt tình trả lời các comment mà khách hàng để lại.
  • Thông báo, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới hoặc các khuyến mãi hấp dẫn kèm theo.
  • Liên tục kêu gọi khách hàng tương tác thật nhiều, vì số lượng người xem càng nhiều thì cơ hội chốt đơn càng cao.
  • Trước khi kết thúc, bạn có thể bật mí đến khách hàng nội dung buổi kế tiếp cùng các khuyến mãi.
Kịch bản cho ngành mỹ phẩm

Kịch bản tặng quà đến khách hàng

Bên cạnh hai mẫu kịch bản trên, bạn có thể kết hợp bán hàng với các chương trình: đố vui, bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn,… Như vậy, buổi live của bạn sẽ có thêm phần thú vị, mang lại hiệu ứng tích cực ngoài sự mong đợi.

Khi xây dựng kịch bản tặng quà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Các trò chơi và thể lệ, phần quà của trò chơi cần rõ ràng tránh gây hoang mang cho khách hàng.
  • Kịch bản cần nêu rõ nội dung của trò chơi mà bạn định giới thiệu trong buổi (tên trò chơi, cách đăng ký tham gia, cách chơi,…).
  • Thông báo chương trình đến khách hàng trước khi buổi live diễn ra để gây sự tò mò của khách hàng.
  • Bạn nên nhắc đến trò chơi và các chương trình ưu đãi xuyên suốt buổi live. Để thu hút thêm nhiều người tham gia, bạn có thể kêu gọi khách hàng like và share live của bạn.

Ngoài việc chuẩn bị một kịch bản thật hấp dẫn và đảm bảo được phát đúng thời điểm là chưa đủ. Để tối ưu trải nghiệm khách hàng tốt nhất, bạn cần nhiều hơn thế.

Kịch bản tặng quà đến khách hàng

Kết luận

Kịch bản livestream là yếu tố không thể thiếu để tạo ra những buổi phát trực tiếp thành công. Một kịch bản tốt sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, thu hút khán giả và đạt được mục tiêu đề ra. Bằng cách đầu tư thời gian và công sức vào việc xây dựng, bạn không chỉ tạo ra những nội dung chất lượng mà còn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.

Hãy bắt đầu từ những bước cơ bản và không ngừng học hỏi để trở thành một người viết kịch bản chuyên nghiệp.

Liên hệ FASTTECH 247:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.