Sức mạnh “Livestream” trong việc truyền tải kiến thức

5/5 - (100 bình chọn)

Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội Facebook và nở rộ hình thức livestream mọi nơi, mọi lúc với tiểu thương livestream để bán hàng, nghệ sĩ livestream để giao lưu với fan hâm mộ, người nội trợ livestream hướng dẫn nấu món ngon, người trẻ livestream khoe các điểm du lịch… còn thầy, cô giáo thì livestream để dạy học. Chưa bao giờ mạng xã hội lại sôi động và trở thành kho tài nguyên đa dạng đến như thế.

Dạy học qua livestream 

Hình thức học qua livestream trên Facebook đang được giới trẻ đón nhận và yêu thích, bởi hình thức học này giúp họ có thể học tất cả các môn mà không cần tốn công, mất thời gian đi ra khỏi nhà. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet và một tài khoản Facebook là đã có thể bắt đầu sự nghiệp thu nạp kiến thức ở mọi lúc, mọi nơi.

Hơn nữa, học qua livestream, người học có thể tương tác ngay tại thời điểm hiện tại với người dạy, thảo luận với bạn học bằng những bình luận ở phía dưới video. Thời gian trao đổi và nhận phản hồi nhanh hơn hẳn các hình thức học online khác. Chưa hết, nếu đang học mà bận hoặc bỏ lỡ giờ livestream thì vẫn có thể lưu video để tiếp tục theo dõi chỉ bằng vài thao tác đơn giản.

Giáo viên có thể live stream giờ học để những học sinh vắng mặt hoặc những học sinh ở các địa phương, vùng miền khác có thể theo dõi. Nó cũng được áp dụng thường xuyên cho phép sự tương tác giữa những người dùng bằng cách đưa ra những bình luận hoặc các câu hỏi.

Livestream dạy học đang hot hiện nay
Hình thức livestream dạy học

Tại sao nói dạy học qua Livestream lại hiệu quả và tiện lợi 

Livestream ngày càng trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc truyền tải kiến thức, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Sức mạnh nổi bật của livestream  trong lĩnh vực giáo dục được thể hiện rất rõ. 

Tiếp cận rộng rãi:

Livestream giúp phá vỡ rào cản địa lý, cho phép người dạy tiếp cận học viên ở mọi nơi trên thế giới.

Giảng viên có thể chia sẻ kiến thức với số lượng lớn người học cùng lúc, tiết kiệm thời gian và chi phí so với các hình thức giảng dạy truyền thống.

Người học có thể tham gia các lớp học trực tuyến từ bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối internet.

Tương tác trực tiếp:

Livestream tạo điều kiện cho sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học, giúp tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức.

Giảng viên có thể giải đáp thắc mắc của học viên ngay lập tức, giúp họ hiểu rõ hơn về bài giảng.

Học viên có thể đặt câu hỏi, chia sẻ ý kiến và thảo luận với nhau trong thời gian thực, tạo môi trường học tập sôi nổi và hiệu quả.

Livestream dạy học tiện lợi và hiệu quả

Hình thức sinh động:

Livestream giúp truyền tải kiến thức một cách sinh động và hấp dẫn hơn so với các hình thức giảng dạy truyền thống.

Giảng viên có thể sử dụng hình ảnh, video, âm thanh và các công cụ hỗ trợ trực quan khác để minh họa bài giảng.

Điều này giúp thu hút sự chú ý của học viên, tăng hứng thú học tập và giúp họ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Tiết kiệm thời gian và chi phí:

Livestream giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dạy và người học.

Giảng viên không cần phải di chuyển đến địa điểm giảng dạy, học viên cũng không cần phải đến lớp học.

Điều này giúp tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí khác.

Ghi lại và lưu trữ:

Các buổi livestream có thể được ghi lại và lưu trữ, giúp học viên xem lại bài giảng bất cứ lúc nào.

Điều này giúp học viên ôn tập kiến thức hiệu quả hơn và cũng giúp những người không thể tham gia trực tiếp vào buổi livestream có thể xem lại bài giảng sau.

Mở rộng cơ hội học tập:

Livestream giúp mở rộng cơ hội học tập cho mọi người, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa hoặc những người bận rộn không có thời gian tham gia các lớp học truyền thống.

Với livestream, mọi người có thể học bất cứ điều gì họ muốn, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Tăng cường kết nối:

Livestream giúp tăng cường kết nối giữa người dạy và người học, cũng như giữa các học viên với nhau.

Điều này giúp tạo ra một cộng đồng học tập sôi động và hỗ trợ lẫn nhau, giúp học viên học tập hiệu quả hơn.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Top 5 mẫu kịch bản livestream bán mỹ phẩm trên Facebook hiệu quả

Xem thêm: Top 5 mẫu kịch bản livestream bán mỹ phẩm trên Facebook hiệu quả

Những giáo viên thu hút hàng nghìn học sinh nhờ livestream dạy học 

Thầy Hồ Đức Thuận – giáo viên dạy Toán chất lượng 

Giáo viên Livestream Toán khẳng định chất lượng giảng dạy bằng nhiều kỷ lục dạy học bậc nhất Việt Nam. Chính nhờ phương pháp học tập hiệu quả cùng sự thấu hiểu tâm lý học sinh thầy Hồ Thức Thuận đã xác lập nhiều kỷ lục trong quá trình giảng dạy. Mỗi buổi livestream đều đạt ít nhất 30k người xem và đỉnh điểm với 87k lượt xem trong giai đoạn gấp rút của kỳ THPT quốc gia khiến nhiều bất ngờ. Bên cạnh đó các fanpage, group và kênh youtube đều có số lượng tương tác rất lớn.

Không chỉ vậy thầy Thuận còn nhiều lần xuất hiện trên các đầu báo lớn và VTV với tư cách là người truyền cảm hứng học tập.

Thầy khẳng định rằng không có học sinh kém, không có học sinh lười mà chỉ có người dạy chưa thể khởi gợi được cảm hứng học tập học người học dẫn đến sự chán nản trong học tập và mai một tư duy của người học. Chính vì vậy mỗi giờ học thầy luôn cố gắng hết sức tạo hứng thú học hết mức có thể có học sinh, không chỉ đơn giản là kiến thức khô khan mà còn là những câu chuyện xung quanh học đường và ứng dụng thực tiễn của toán học vào cuộc sống.

Qua thời gian đa số học sinh của thầy đều tìm được cảm hứng cũng như động lực để học tập và từ đó kết quả học tập cũng cải thiện đáng kể. Mỗi năm trôi qua số học sinh của thầy Hồ Thức Thuận đạt điểm cao trong học tập đang tăng lên đáng kể mỗi năm đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia.

Thầy giáo Hồ Đức Thuận thu hút hàng nghìn học sinh nhờ livestream dạy học

Thầy Nguyễn Quốc Chí – giáo viên dạy toán nổi tiếng tại Hà Nội 

Thầy Chí là một giáo viên Toán nổi tiếng tại Hà Nội, thu hút hàng nghìn học sinh theo dõi trên trang cá nhân và fanpage. Với những buổi livestream dài, thầy Chí chia sẻ kiến thức Toán một cách sinh động và hấp dẫn. Bài giảng của thầy không chỉ giúp học sinh nắm vững lý thuyết mà còn rèn kỹ năng giải bài tập một cách thành thạo.

Thầy là người sáng lập ra hệ thống giáo dục trực tuyến, cung cấp bài giảng và tài liệu hỗ trợ độc đáo cho học sinh. Với phong cách dạy chân thực, thân thiện, thầy Nguyễn Quốc Chí đã đưa Toán gần gũi với nhiều học sinh, giúp họ tự tin hơn trong môn học này.

Thầy Nguyễn Quốc Chí dạy toán online

Thầy Phạm Minh Nhật – giáo viên môn Ngữ Văn

Cái tên Anh Tũn chắc không xa lạ gì với các bạn học sinh cuối cấp. Thầy Nhật hay còn được gọi là Anh Tũn là một trong những giáo viên truyền cảm hứng văn học nổi tiếng hiện nay. Với lượt người theo dõi khủng ở trên mọi nền tảng, trong đó thầy đã đạt nút Bạc Youtube là một thầy giáo “ triệu view”. Đặc biệt hơn thầy chính là Giám Đốc của trung tâm luyện thi nổi tiếng hơn hàng chục học viên.

Là một người mang lối dạy văn mới mẻ, không còn sướt mướt như cũ, là người “ chống ru ngủ” thầy đã khơi dậy niềm đam mê văn chương của nhiều cô cậu học trò với giọng nói nội lực, nhấn nhá đầy cảm xúc

Mỗi bài giảng cảu thầy được giảng rất kĩ từng chi tiết và khá cô đọng , dể hiểu, dễ đọc, dễ nhớ.Theo mình cảm nhận giọng nói và cách dạy của thầy khá mới và cũng rất cập nhập xu hướng

Thầy giao dạy văn qua Livestream Anh Tũn

Lợi ích của Livestream Bán hàng: Mở ra Kênh Kinh doanh Mới

Xem thêm: Lợi ích của Livestream Bán hàng: Mở ra Kênh Kinh doanh Mới

Thầy Nguyễn Công Chính – giáo viên dạy toán online tài năng 

Thầy Nguyễn Công Chính – hiện đang là giáo viên dạy toán trực tuyến,  thầy nổi tiếng qua các bài giảng online cực kì chất lượng và là một trong những giáo viên hàng đầu trong bộ môn toán học được nhiều học sinh tin tưởng. Vừa qua, thầy giáo làm “dậy sóng” cộng đồng mạng bằng khoảnh khắc cực kì hài hước trong một buổi học. 

Đối mặt với câu hỏi khó nhưng thời gian lại không cho phép để cả thầy và trò cùng giải thích kĩ, thầy Chính nói: “Thôi các em cứ chép vào vở rồi tự hiểu với nhau”. Chuyện sẽ chẳng có gì khi dừng lại ở đó, bất ngờ câu nói sau của thầy khiến nhiều học sinh phì cười về độ tâm lý cực đỉnh: “Nhưng mà thầy nghĩ với đầu óc các em thì chắc không hiểu được đâu”.

Khoảnh khắc tuy rất ngắn ngủi nhưng thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng, đa số đều khen ngợi và tỏ ra cực kì thích thú. Dưới phần bình luận của bài viết, rất nhiều cô cậu học trò đã để lại những lời bình luận bày tỏ sự ghen tị: “Trời ơi ước gì được học với thầy một lần”, “Có thầy giáo vui tính như thế này thì nguyện ngày nào cũng chăm chỉ làm bài tập”…

Giáo viên dạy toán vốn được xem là “khô khan” và khá là nhạt nhẽo, tuy nhiên thầy Chính là một trường hợp ngoại lệ. Không những truyền đạt kiến thức, thầy còn cho thấy mình rất thấu hiểu “đáy lòng” của học sinh. Việc tìm một giáo viên vừa dạy giỏi lại vừa tâm lý là việc thực sự khó. Hiện nay, những thầy cô vui tính thường nhận được cảm tình của đám học trò hơn cả.

Những điều cần chú ý khi Livestream dạy học

Nội dung bài giảng: Lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, trình bày súc tích, dễ hiểu và có tính ứng dụng cao.

Thiết bị và phần mềm: Kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị (máy tính, webcam, micro, loa) và phần mềm livestream (Zoom, Google Meet, Facebook Live, v.v.) để đảm bảo hoạt động ổn định.

Môi trường livestream: Chọn không gian yên tĩnh, có đủ ánh sáng và hạn chế tiếng ồn xung quanh.

Tài liệu và giáo cụ: Chuẩn bị sẵn tài liệu, giáo cụ cần thiết cho bài giảng để việc thuyết trình diễn ra suôn sẻ.

Thử nghiệm trước:

Thử nghiệm livestream trước với một vài người để kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh và hiệu quả hoạt động của phần mềm.

Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trước khi bắt đầu bài giảng chính thức để tránh gián đoạn trong quá trình học tập.

Cần chuẩn bị nội dung thiết bị dạy học cặn kẽ

Thông báo cho học sinh:

Thông báo cho học sinh về thời gian, đường link tham gia livestream và các yêu cầu cần thiết trước buổi học.

Gửi tài liệu và giáo cụ cho học sinh trước để họ có thể tham khảo và chuẩn bị.

Giữ tương tác với học sinh:

Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, thảo luận và chia sẻ ý kiến trong suốt buổi học.

Sử dụng các công cụ tương tác như chat, bảng trắng trực tuyến để tăng cường kết nối với học sinh.

Đáp ứng các câu hỏi và yêu cầu của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.

Trình bày rõ ràng, súc tích:

Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh.

Giọng nói rõ ràng, âm lượng vừa phải và tốc độ nói phù hợp để học sinh dễ tiếp thu.

Kết hợp cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm khuôn mặt để bài giảng thêm sinh động và thu hút.

Mách bạn 4 kênh youtube livestream học tập hiệu quả mà mình thường xem

Xem thêm: Mách bạn 4 kênh youtube livestream học tập hiệu quả mà mình thường xem

Thuê phòng Livestream tại FASTTECH 247 – Hỗ trợ kịch bản chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí

Để có một buổi livestream chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn cần có một không gian thuận tiện và chuyên nghiệp để phát sóng. Vì vậy, FASTTECH 247 đã cung cấp dịch vụ thuê phòng livestream với đầy đủ các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giúp cho buổi livestream của bạn trở nên chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Không chỉ vậy, khi thuê phòng livestream tại FASTTECH 247, bạn còn được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về kịch bản miễn phí để đảm bảo buổi livestream của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một kịch bản thu hút và chuyển đổi cao, từ đó tăng doanh số bán hàng của bạn.

Thuê phòng Livestream tại FASTTECH 247
Cho thuê phòng Livestream FASTTECH247

Kết luận 

Livestream là một công cụ vô cùng mạnh mẽ để chia sẻ kiến thức tới người khác. Với nhiều ưu điểm như trên, livestream hứa hẹn sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Nên sử dụng nền tảng livestream phù hợp với đối tượng học sinh và mục đích giảng dạy. Đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt để học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả. Tạo môi trường học tập trực tuyến thân thiện, cởi mở và khuyến khích học sinh tham gia tích cực. Luôn cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học online.

Liên hệ FASTTECH 247:

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
.
.
.
.